Số lượt truy cập
Hôm nay 28896
Hôm qua 58866
Tuần này 192466
Tháng này 3230292
Tất cả 193025876
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 12/07/2021
Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi vịt biển tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Trong khuôn khổ Dự án “Phát triển mô hình chăn nuôi vịt Biển đảm bảo an toàn sinh học”thuộc chương trình Khuyến nông Trung ương thực hiện năm 2021. Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi đã lựa chọn xã Hà Vinh, huyện Hà Trung là nơi triển khai mô hình “Chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học” theo hướng thịt” với quy mô 5.300 con, 10 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi 530 con. Thời gian triển khai từ tháng 4-7/2021.

Mục tiêu của mô hình là chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống vịt Biển vào thực tế sản xuất cho người dân, đồng thời thông qua mô hình giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăn nuôi vịt nói chung, chăn nuôi vịt an toàn sinh học nói riêng cho người dân trên địa bàn xã. Từ đó góp phần thúc đẩy nghề chăn nuôi vịt phát triển 1 cách bền vững, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Mặc dù đàn vịt được đưa vào nuôi trong giai đoạn thời tiết có nhiều yếu tố bất lợi với nhiều đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, độ ẩm không khí tăng cao đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng tăng trọng của đàn vịt cũng như do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19,giá thức ăn tăng cao, trong khi giá vịt hơi xuất chuồng biến động thất thường, thị trường tiêu thụ khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý đầu tư của người chăn nuôi. Xong, với sự quyết tâm của các hộ tham gia mô hình cũng như sự quyết liệt, nhiệt tình trong chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật các hộ cơ bản đã thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn vịt theo đúng quy trình kỹ thuật. Kết quả là trong suốt quá trình nuôi đàn vịt sinh trưởng phát triển khá tốt, tỷ lệ nuôi sống khá cao. Cụ thể. Ngày 21/4/2021, toàn bộ vịt giống đã được bàn giao cho các hộ để tiến hành nuôi thực nghiệm. Đến ngày 9/6/2021, sau 52 ngày nuôi số vịt còn sống là 5.273 con đạt tỷ lệ 97,65%, trọng lượng trung bình đạt 2,4-2,5kg/ con. Sau khi kết thúc kết thúc mô hình, số vịt còn sống là 5.224 con, đạt tỷ lệ 96,74%, trọng lượng xuất chuồng toàn đàn đạt trung bình 2,7-2,8kg/con.

Có được kết quả nêu trên theo các hộ trước hết là do giống vịt này có chất lượng tốt, con giống khỏe mạnh, ít bị mắc bệnh; đồng thời vịt được ăn đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, nước uống đầy đủ, sạch, mát; chuồng nuôi, máng ăn, máng uống được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sử dụng vắc xin phòng bệnh rụt mỏ, viêm gan, dịch tả và cúm gia cầm đúng, đủ, kịp thời. Ông Trịnh Văn Châu - thôn Đông Thị, 1 người có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi vịt cho biết trước đây gia đình thường nuôi các giống vịt siêu thịt, vịt Bầu cánh trắng, vịt siêu trứng nhưng khi nuôi giống vịt này thì thấy vịt khỏe con hơn, những ngày đầu mới bắt về thấy nhanh nhẹn, khỏe mạnh, ăn uống tốt và nuôi úm gần như không hao hụt; giai đoạn sau thì rất nhanh nhẹn, khả năng bơi lội và kiếm mồi rất giỏi. Còn đối với anh Trần Văn Lực, 1 chủ hộ chăn nuôi khác thì cho biết: ưu điểm nổi trội của giống vịt này tự kiếm ăn rất giỏi, trên ruộng lúa sau thu hoạch, đàn vịt nhà anh tự kiếm ăn và ăn tất cả các loại rau bèo, côn trùng, động thực vật thủy sinh mà không cần phải cho ăn thêm mà vịt vẫn sinh trưởng phát triển tốt, nhanh lớn như cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp công nghiệp; khi giết thịt vịt ít mỡ, da mỏng, thịt rất thơm và ngon, hơn hẳn các giống vịt hiện đang nuôi trên địa bàn xã.

Theo các hộ, cái được lớn nhất sau khi tham gia mô hình không phải là vịt nuôi sống cao, khối lượng xuất chuồng lớn, được giá, cho thu nhập cao mà là có được nhiều kiến thức bổ ích, những bài học kinh nghiệm quý trong chăn nuôi vịt, nhất là trong vấn đề thực hành chăn nuôi vịt đảm bảo an toàn sinh học. Theo các hộ, sở dĩ đàn vịt nuôi của mô hình thường xuyên khỏe mạnh, ít mắc bệnh, tỷ lệ sống cao hơn hẳn so với trước đây và so với những đàn vịt khác ngoài mô hình là do được sử dụng nước sạch với việc bố trí máng uống với đầy đủ nguồn nước sạch gần máng ăn để cho vịt uống thay vì chỉ sử dụng nước ao, hồ cho vịt uống (sau khi ăn thức ăn vịt tự xuống ao uống nước) như trước đây; đó là việc sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho đàn vịt đúng, đủ, kịp thời. Đặc biệt, sau khi tham gia mô hình nhiều hộ đã nhận thức được việc cho vịt sử dụng nước sạch không chỉ giúp vịt khỏe mạnh mà còn ạo ra sản phẩm sạch cho chính gia đình và người tiêu dùng.

Với những kết quả trên, chắc chắn rằng giống vịt Biển cũng như vấn đề thực hành chăn nuôi an toàn sinh học sẽ là lựa chọn của nhiều người chăn nuôi trong bối cảnh áp lực môi trường chăn nuôi ngày càng khắc nghiệt, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp.


Đàn vịt 52 ngày tuổi tại gia đình ông Đặng Văn Vấn, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung

Nguồn tin: BSTY: Lê Sỹ Thành - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14429


Các tin khác:
 Nguy cơ xâm nhập bệnh lùn sọc đen hại lúa Mùa. (17/06/2021)
 Chăm sóc lúa mùa sau cấy (16/06/2021)
 Khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa trong vụ mùa. (04/06/2021)
 Một số vấn đề lưu ý khi sử dụng thức ăn chăn nuôi gà (15/04/2021)
 Một số lưu ý khi thu gom và bảo quản trứng ấp. (15/04/2021)
 Bệnh thán thư trên cà chua và biện pháp phòng trừ (15/04/2021)
 Sản xuất khoai tây chế biến vụ đông xuân đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa (15/04/2021)
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa - cá ở huyện Nông Cống (15/04/2021)
 Kết quả nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu tại Thanh Hóa (15/04/2021)
 Bệnh viêm da nổi cục trên Trâu bò (24/03/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang