Số lượt truy cập
Hôm nay 42153
Hôm qua 39190
Tuần này 146857
Tháng này 3184683
Tất cả 192980267
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 23/06/2021
Hiệu quả sản xuất lúa lai F1

Với những ưu điểm như năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, có chất lượng cao,... sản xuất lúa lai F1 không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân mà còn góp phần chủ động nguồn giống tại chỗ, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn.

Từ năm 1992, giống lúa lai F1 đã được du nhập và sản xuất thí điểm trên địa bàn huyện Yên Định, với diện tích 0,5 ha, gồm hai tổ hợp là Nhị Ưu 63 và Bắc Ưu 64 được sản xuất tại xã Định Tường. Nhận thấy giá trị kinh tế gấp 2 lần so với giống lúa thương phẩm nên nông dân ở các xã Định Tân, Định Tường, Định Hòa,... đã mở rộng diện tích sản xuất lúa lai F1 qua các năm. Đến nay, trung bình mỗi năm, huyện Yên Định có gần 400 ha sản xuất hạt giống lúa lai F1. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, cho biết: Quy trình sản xuất lúa lai F1 đòi hỏi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các khâu kỹ thuật, như: Chọn tổ hợp sản xuất phù hợp, gieo mạ tập trung, cấy đúng khoảng cách, cách ly tốt, gạt phấn... Việc sản xuất thành công hạt lai F1 đã mở ra một hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn và chủ động hạt lai F1 để cung ứng giống cho người dân. Mặt khác, từ 2 tổ hợp lai là Nhị Ưu 63 và Bắc Ưu 64, đến nay huyện đã sản xuất thành công nhiều tổ hợp lai khác, như D.Ưu 527, Nhị Ưu 838, HYT83, HUT100, VL20, TH3-3, TH3-4... Bên cạnh đó, để ổn định đầu ra của sản phẩm, các xã đã chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất. Các doanh nghiệp đã cùng với người dân tổ chức sản xuất lúa giống, trong quá trình sản xuất đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, nông nghiệp công nghệ cao. Điều này góp phần tăng thu nhập cho người dân, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, đào tạo tay nghề, nâng cao tính chuyên nghiệp cho lao động nông thôn.

Người dân huyện Yên Định gieo cấy lúa lai F1.

Cánh đồng thôn 2, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa), có 50 ha sản xuất giống lúa lai F1 hiện đang được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với Công ty Nghiên cứu giống NLN Lào Cai. Nhiều năm qua, hàng chục hộ dân ở đây đã là thành viên quen thuộc của HTX dịch vụ nông nghiệp Quỳ Chữ và gắn bó ổn định trong chuỗi liên kết sản xuất. Ông Lê Trọng Hòa, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hoằng Hóa, cho biết: Sản xuất hạt giống lúa lai F1 đòi hỏi công chăm sóc nhiều hơn so với trồng lúa thương phẩm bởi cả quá trình sinh trưởng, phát triển đòi hỏi người sản xuất phải thường xuyên phun các loại thuốc và bón phân theo đúng kỳ sinh trưởng, nhổ bỏ những cây lúa bị lẫn tạp trong quá trình thụ phấn. Nhờ đó, diện tích lúa luôn sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng kháng sâu bệnh cao, năng suất lúa trung bình 25 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 2 đến 3 lần so với diện tích trồng lúa thông thường.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất lúa thương phẩm, các huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Yên Định,... đã khuyến khích người dân mở rộng diện tích sản xuất giống lúa lai F1. Các mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 đã góp phần nâng cao kỹ thuật canh tác, tính chuyên nghiệp cho một bộ phận lao động nông thôn và tham gia trong chuỗi liên kết sản xuất giữa cơ quan nghiên cứu - doanh nghiệp - HTX và người dân. Thời gian tới, để mở rộng diện tích, quy mô sản xuất hạt giống lúa lai F1 trên địa bàn tỉnh, các địa phương cần tích cực thực hiện công tác tích tụ, tập trung đất đai để hình thành được những vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 tập trung, quy mô lớn. Đồng thời, thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân. Cùng với đó, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quá trình trồng, chăm sóc; từ đó, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, phải hình thành vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 riêng, nhằm bảo đảm chất lượng của hạt giống khi đưa vào gieo cấy; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nâng cao kỹ thuật canh tác cho người dân về nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lúa lai F1; thường xuyên tập huấn kỹ thuật cho người dân để giúp họ nắm vững quy trình sản xuất hạt lúa lai F1. Lựa chọn các tổ hợp lai phù hợp để đưa vào sản xuất ở từng vụ để đảm bảo năng suất và phù hợp trong cơ cấu sản xuất. Cần nắm rõ đặc điểm sinh vật học của các tổ hợp lai và điều kiện thời tiết của địa phương để bố trí thời vụ hợp lý; theo dõi chặt chẽ quá trình sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai để điều chỉnh kịp thời sao cho các tổ hợp lai trỗ bông trùng khớp.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15577


Các tin khác:
 Điểm nhấn trong kế hoạch sản xuất vụ thu mùa (01/06/2021)
 Ghi nhận kết quả trong sản xuất vụ đông xuân (01/06/2021)
 Nâng cao năng lực sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (29/05/2021)
 Thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp (24/05/2021)
 Ngành trồng trọt tiếp đà tăng trưởng (17/05/2021)
 Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất lúa theo chuỗi (10/05/2021)
 Huyện Hậu Lộc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng, hiệu quả bền vững (10/05/2021)
 Tăng cường các biện pháp phòng, trừ bệnh khảm lá sắn (06/05/2021)
 Nâng cao năng lực dự báo, giám sát phòng, trừ dịch hại trên cây trồng (02/05/2021)
 Tập trung chăm sóc, bảo vệ cây trồng cuối vụ (02/05/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang