Số lượt truy cập
Hôm nay 121579
Hôm qua 58866
Tuần này 285149
Tháng này 3322975
Tất cả 193118559
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 22/01/2021
Hiệu quả từ các mô hình trồng rau thủy canh

Những năm gần đây, mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh được triển khai xây dựng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội về năng suất, mô hình trồng rau thủy canh còn thân thiện với môi trường do hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại, nhìn khu nhà lưới với đủ các loại rau thủy canh xanh mơn mởn, không hề bị ảnh hưởng bởi thời tiết, chị Hoàng Thị Thơ, ở thôn Hiệp Khởi, xã Đông Tiến (Đông Sơn), cho biết: Từ đầu năm 2019, được Công ty CP Nông nghiệp hiện đại Tiến Nông chuyển giao công nghệ, gia đình chị đã xây dựng 1.000m2 nhà lưới để trồng rau thủy canh. Trồng rau theo mô hình này cây phát triển tương đối tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 95%, năng suất cao hơn từ 40 - 50%, thời gian thu hoạch nhanh hơn 10 ngày so với trồng rau trên đất. Cây rau không phải phun bất kỳ loại thuốc kích thích hay phòng ngừa sâu bệnh nào nên bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thường xuyên có nguồn thu, chị trồng xen kẽ các loại rau ngắn ngày và dài ngày như cải thìa, xà lách, rau thơm... Hiện tại, trang trại rau thủy canh của chị Thơ có hàng chục loại rau ăn lá được sản xuất thành công, như: rau muống, rau đay, xà lách, rau chân vịt, cải xoăn Kale, Nhật Bản... Với 1.000m2 nhà lưới, hiện tại, trang trại đã cung ứng rau sạch ra thị trường từ 50 - 60kg/ngày, mỗi ngày gia đình chị thu về hơn 2 triệu đồng từ trồng rau thủy canh. Theo chị Thơ, mô hình trồng rau thủy canh mang lại nhiều lợi ích, như: không phải tốn công làm đất, không cần tưới, không phải trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất, cây sinh trưởng và phát triển nhanh... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mô hình, chị cũng gặp một số khó khăn, như: vốn đầu tư ban đầu cao do chi phí về trang thiết bị, làm nhà lưới và cần phải nắm vững kỹ thuật, quy trình sản xuất rau thủy canh... thì mới thành công. 

Hiệu quả từ các mô hình trồng rau thủy canh

Mô hình trồng rau thủy canh của Công ty CP Nông nghiệp hiện đại Tiến Nông.

Mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới, đã mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo nguồn nông sản sạch cung ứng cho thị trường, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Hiện nay, toàn tỉnh đã xây dựng được gần 6.000m2 nhà lưới trồng rau thủy canh tại các huyện Thọ Xuân, Đông Sơn, Quảng Xương, Nông Cống và Triệu Sơn. Bước đầu, mỗi ngày các mô hình này cung cấp ra thị trường hơn 1 tấn rau sạch. Đây là mô hình trồng rau sạch được đầu tư và thực hiện theo phương pháp thủy canh hồi lưu. Hệ thống máng thủy canh, lọc nước, ống bơm và dẫn nước dinh dưỡng được các đơn vị thiết kế trên cơ sở ứng dụng công nghệ của Israel. Được biết, mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới mặc dù vốn đầu tư ban đầu khá cao, nhưng các máy móc thiết bị đều có thể tái sử dụng. Đây là mô hình tiên tiến đã phát triển ở nhiều nước trên thế giới do thủy canh là phương pháp trồng rau sạch không cần dùng đất, không làm ảnh hưởng tới môi trường do không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, mang đến hiệu quả, năng suất, chất lượng cao (có thể trồng nhiều vụ hoặc trái vụ, giúp tăng 25 - 50% sản lượng cây trồng). Yếu tố quan trọng trong trồng rau thủy canh là nguồn nước và công thức pha chế hỗn hợp dinh dưỡng. Nguồn nước để sử dụng là nước sạch, dinh dưỡng được hòa vào nước theo công thức phù hợp rồi tự động dẫn tới các máng trồng. Do số cây trên cùng một giá thể được cung cấp đủ dinh dưỡng như nhau nên phát triển đồng đều và đạt năng suất cao. Bên cạnh đó, vì được che chắn, không phải tiếp xúc với đất, lại được trồng trên máng cao nên mô hình hạn chế được sự lây lan của sâu bệnh, không phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, việc trồng rau thủy canh hiện nay vẫn mang tính tự phát, chưa có chính sách hỗ trợ về vốn, kiến thức, nguồn giống nên chưa thực sự bền vững. Hơn nữa, việc tiêu thụ sản phẩm của người dân chủ yếu vẫn là bán nhỏ lẻ ngoài thị trường, nhu cầu và giá cả không ổn định./.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17705


Các tin khác:
 Lasuco nỗ lực nâng cao chất lượng vùng mía nguyên liệu (21/01/2021)
 Nông nghiệp là nền tảng và trụ đỡ cho nền kinh tế (20/01/2021)
 Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân ở những xã vừa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (20/01/2021)
 Phát triển các cây trồng chủ lực (18/01/2021)
 Thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp (12/01/2021)
 Vụ đông trên những cánh đồng xứ Thanh (06/12/2020)
 Phát triển sản xuất để “nâng chất” nông thôn mới (01/12/2020)
 Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất lúa, gạo (01/12/2020)
 Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất vụ đông (01/12/2020)
 Thanh Hóa ban hành Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021 (10/11/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang