Số lượt truy cập
Hôm nay 45892
Hôm qua 39190
Tuần này 150596
Tháng này 3188422
Tất cả 192984006
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 15/10/2020
Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp – yếu tố quan trọng trong phát triển thương hiệu

Với 11 sản phẩm nông nghiệp chủ lực; trong đó, có 6 sản phẩm nằm trong mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và 5 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Thế nhưng, Thanh Hóa lại chưa có sản phẩm nông nghiệp đặc trưng mang tính chất thương hiệu vùng miền.

Trên cơ sở chỉ rõ những hạn chế trong phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa xác định việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là yếu tố quan trọng giúp nâng tầm cho các sản phẩm nông sản. Do đó, những năm gần đây, các sở, ban, ngành, các địa phương của tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp. Giải pháp trọng tâm chính là việc chú trọng nâng cao chất lượng cho từng sản phẩm. 

Dưa Kim Hoàng Hậu được trồng theo hướng công nghệ cao tại xã Thọ Lâm (Thọ Xuân).

Để nâng cao chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, những năm qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị, hộ cá thể sản xuất nông nghiệp đưa các giống cây, con mới đạt năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng, chăn nuôi. Đồng thời, bảo tồn, phát huy các nguồn gen quý của các loại cây, con đặc sản, đặc trưng để lai tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi đạt chất lượng cao. Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng tỷ lệ sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật đối với cây trồng trên địa bàn tỉnh đạt 90% đối với lúa, 95% đối với ngô, 80% đối với các loại cây rau màu. Chăn nuôi tỷ lệ bò lai đạt gần 64%, lợn hướng nạc đạt hơn 80% tổng đàn...

Hiện nay, chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp không chỉ được người tiêu dùng đánh giá qua tiêu chí hương vị, mà còn được đánh giá cao ở tiêu chí sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm. Do đó, những năm gần đây, ngành nông nghiệp và các địa phương luôn khuyến khích các đơn vị, hộ sản xuất nông nghiệp áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, quy trình sản xuất hữu cơ vào quá trình sản xuất đối với cả trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp bảo đảm an toàn thực phẩm. Trên thực tế, hiện trên địa bàn tỉnh đã và đang có hàng trăm mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện toàn tỉnh đã xây dựng được 97 vùng sản xuất rau quả theo quy trình sản xuất nông nghiệp VietGAP, với diện tích gần 500 ha, 130 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm sản được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trong đó có 18 cơ sở được chứng nhận VietGAP, 16 cơ sở được chứng nhận GMP/SSOP, 11 cơ sở được chứng nhận HACCP, 2 cơ sở được chứng nhận ISO 22000 và có 33 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận.

Là đơn vị áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vào trồng sản phẩm dưa Kim Hoàng Hậu, ông Đỗ Văn Tùng, Giám đốc Công ty CP Ứng dụng và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Điền Trạch, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân), cho biết: Việc áp dụng các quy trình sản xuất tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm giúp cho chất lượng sản phẩm dưa của công ty không ngừng được nâng cao, năng suất đạt cao hơn từ 5 đến 7 tấn/ha/vụ, bảo đảm được độ giòn, ngọt đặc trưng, bảo đảm an toàn. Đó chính là những yếu tố làm nên thương hiệu dưa Điền Trạch đang được người tiêu dùng và nhiều cửa hàng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh tin dùng.

Để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh không thể vắng bóng của các doanh nghiệp. Do đó, cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tỉnh ta đã và đang đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư triển khai và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp không những đạt hiệu quả kinh tế cao, mà còn bảo đảm chất lượng phục vụ chế biến. Hiện toàn tỉnh đã thu hút được 20 doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, với tổng diện tích được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm đạt hơn 60.000 ha mỗi năm.

Chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp được nâng cao chính là nền tảng để ngành nông nghiệp trong tỉnh thực hiện lộ trình xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Lộ trình này đã đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ, khi mà tỉnh Thanh Hóa đã có 62 văn bằng bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm lĩnh vực nông nghiệp, làng nghề; trong đó, chỉ dẫn địa lý cho 4 sản phẩm gắn với địa danh địa phương, gồm: Mắm tôm Hậu Lộc, cói Nga Sơn, bưởi Luận Văn và quế ngọc Thường Xuân. 16 sản phẩm địa phương được chứng nhận nhãn hiệu tập thể, gồm: Nước mắm Do Xuyên – Ba Làng, chè lam Phủ Quảng, mắm tép Hà Yên, tương làng Ái, rượu làng Quảng Xá, bánh gai Tứ Trụ, nón lá Trường Giang, tơ Hồng Đô, nước mắm Khúc Phụ, bánh lá răng bừa Thọ Xuân, cam Vân Du, bưởi Thanh Đường, cam Xuân Thành, vịt Cổ Lũng... Ngoài ra, toàn tỉnh hiện đã có 42 sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản được chứng nhận nhãn hiệu.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 26449


Các tin khác:
 Vai trò của kinh tế tập thể trong sản xuất nông nghiệp (12/10/2020)
 Vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp (10/10/2020)
 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp (25/09/2020)
 Kết quả chuyển đổi sản xuất nông nghiệp (25/09/2020)
 Huyện Như Thanh phát triển các sản phẩm OCOP (09/08/2020)
 Hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác nông nghiệp (08/08/2020)
 Ghi nhận từ những mô hình liên kết sản xuất cây trồng phục vụ chế biến (08/07/2020)
 Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP (05/06/2020)
 Huyện Bá Thước phát triển sản phẩm OCOP (04/06/2020)
 Năng lực của ngành chế biến lâm sản còn nhiều hạn chế (02/06/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang