Số lượt truy cập
Hôm nay 48674
Hôm qua 39190
Tuần này 153378
Tháng này 3191204
Tất cả 192986788
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 10/10/2018
Một số giải pháp kỹ thuật trong chăn nuôi lợn ở nông hộ

Toàn tỉnh có 717,36 nghìn con lợn, giảm 13,1% so với kỳ 01/4/2017 (giảm 108,26 nghìn con). Trong đó: Đàn lợn ở hộ gia đình 458,59 nghìn con chiếm  gần 63,93% tổng đàn ( giảm 12,9% cùng kỳ, giảm 67,95 nghìn con); đàn lợn ở gia trại 100,08 nghìn con chiếm xấp xỉ 14%, (giảm 28,3%, giảm 39,4 nghìn con); đàn lợn ở trang trại 141,4 nghìn con chiếm 19,7% ( giảm 2,3%, giảm 3.341 con). Trong tổng đàn lợn (717,36 nghìn con) các huyện miền Núi 226,7 nghìn con chiếm 31,6%, giảm 8,4% (giảm 20.737 con); các huyện miền Biển 250,4 nghìn con chiếm 34,9%, giảm 17,7% (giảm 53.895 con); các huyện đồng bằng còn lại 240,2 nghìn con chiếm 33,5%, giảm 12,3% (giảm 33.623 con).

Hiện nay chăn nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi nông hộ đang chiếm một tỉ lệ khá cao. Năm 2014, tổng đàn lợn nuôi theo phương thức này là 615,4 nghìn con chiếm 75.4% tổng đàn. Hình thức chăn nuôi lợn nhỏ, lẻ, phân tán là một trong những nguyên nhân khiến việc nuôi lợn phát sinh dịch bệnh, gây thiệt hại kinh tế và tiềm ẩn rủi ro khá cao. Để việc chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế, và bà con yên tâm đầu tư, chúng tôi khuyến cáo cần quan tâm một số giải pháp sau:

1. Chuồng trại

Ở những hộ chăn nuôi nhỏ, cần xây dựng, cải tạo chuồng nuôi, đảm bảo một số tiêu chí cần thiết:

Chuồng phải làm ở nơi cao ráo, cách biệt với nguồn nước và khu sinh hoạt của con người, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nền chuồng làm bằng gạch hoặc xi măng, cao hơn mặt đất, tối thiểu 50 cm, có độ dốc 2%-3% về phía hố chứa phân, để tiện vệ sinh quét dọn hàng ngày. Diện tích chuồng tùy thuộc vào giống và loại lợn nuôi. Xung quanh chuồng nuôi, cần làm bức tường bao có cửa ra vào đế ngăn chặn chó, mèo, gia cầm... xâm nhập vào. Trước cửa chuồng có hố sát trùng, khử trùng trước khi bước vào khu chuồng nuôi.

Nên mua cùng một lúc và bán ra cùng một thời điểm; nếu không phải bố trí nuôi tân đáo, nuôi lợn mới nhập về, tối thiểu 2 tuần để theo dõi dịch bệnh, trước khi nhập vào đàn nuôi.

2. Con giống

Con giống đóng vai trò quan trọng đến năng xuất chăn nuôi, con giống tốt thì chăn nuôi mới có hiệu quả, chỉ mua con giống đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng,  nên mua con giống từ các cơ sở giống có uy tín. Đối với các hộ có điều kiện về đất đai và chuồng trại, nên có phương án chăn nuôi khép kín để tự chủ động về nguồn cung cấp con giống; quan tâm đến chất lượng giống của đàn lợn, đảm bảo có sức chịu bệnh tật, dễ nuôi, nhanh lớn, thích nghi với điều kiện chăn nuôi trong nông hộ. Phát triển nuôi đàn lợn thịt giống ngoại hướng nạc đồng thời trong điều kiện chăn nuôi ở các hộ nông thôn hiện nay cần quan tâm sản xuất đàn nái lai F1(cái Móng cái phối với đực giống Yorkshire hoặc đực Landrace) thông qua thụ tinh nhân tạo với các giống lợn thuần Yorkshire, Landrace; đàn nái F1 này được phối giống cuối cùng với các giống Pietrain, Duroc, có năng xuất chất lượng cao để sản xuất lợn thịt 3/4 hoặc 7/8 máu ngoại đáp ứng nhu cầu thị trường.

3. Thức ăn, nước uống

Chi  phí thức ăn quyết định đến giá thành của chăn nuôi, thức ăn đóng vai trò quan trọng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, vì vậy nên mua thức ăn có nguồn gốc, đảm bảo chất lượng, không mua thức ăn bị nhiễm nấm mốc, thức ăn có trộn các chất cấm(chất tạo nạc, kích thích tăng trọng). Bên cạnh đó bà con cần có phương án sử dụng tận thu các nguồn thức ăn khác như cám gạo, ngô... Xử lý chế biến, ủ men, thức ăn dạng lỏng nhằm tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng của lợn.

Nước sử dụng trong chăn nuôi, là nguồn nước sạch, lấy từ giếng khoan, giếng đào... đã qua xử lý.

4. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại

      - Cần cho lợn  ăn no, đảm bảo dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng  giống, lứa tuổi, của lợn, không sử dụng thức ăn thừa, ôi thiêu cho lợn.

      -  Cần thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, máng ăn, để hạn chế mầm bệnh cho lợn. Nên xây hầm biogas, để xử lý phân, thức ăn thừa, nước tiểu và nước dọn vệ sinh chuồng trại. Định kỳ phun thuốc khử trùng 1lần/tháng bằng các loại thuốc khử trùng được cơ quan thú y cho phép như Virkon, Halamid, BKA...liều lượng và cách dùng như hướng dẫn đã ghi trên nhãn mác.

6. Về tiêm phòng và điều trị bệnh

Phải tiêm đầy đủ các loại vác xin như vác xin dịch tả lợn, tụ dấu... theo hướng dẫn của cán bộ Thú y, có lịch định kỳ tẩy giun, sán. Kiềm tra sức khỏe của lợn hàng ngày, nếu có biểu hiện khác thường phải theo dõi, tăng cường chăm sóc và chữa trị kịp thời.

Nguồn tin: Lê Hải Truyền - Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT chăn nuôi Thanh Hóa.
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 52851


Các tin khác:
 Dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa hè  (23/06/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang