Số lượt truy cập
Hôm nay 15142
Hôm qua 58866
Tuần này 178712
Tháng này 3216538
Tất cả 193012122
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 12/09/2019
Bệnh Marek, nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp.

Bệnh Marek là bệnh ung thư truyền nhiễm nguy hiểm của gà do một loại  virus chứa AND thuộc Herpes  gây nên. Sau khi xâm nhập, virus này tồn tại trong cơ thể gà và trở thành nguồn lây bệnh cho các cá thể khác. Bệnh làm cho tế bào lympo tăng sinh lớn thành các khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên, các cơ quan nội tạngda và , từ đó vật nuôi rối loạn vận động và bại liệt. Đây là bệnh rất nguy hiểm, gây thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi gà, từng được gọi là bệnh thế kỷ.

Virut có trong các nang lông, có thể lan truyền rất xa trong không khí. Bệnh lây lan trực tiếp từ con ốm sang con khỏe bằng con đường hít thở. Ngoài ra bệnh còn lây lan gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi và cơ sở ấp trứng có chứa mầm bệnh. Căn bệnh truyền theo phân không có vai trò lớn, tuy nhiên trên lớp độn chuồng sau 4 tháng vẫn còn tìm thấy virut có độc lực.

Bệnh Marek được phát hiện ở Việt nam năm 1982, tập trung ở gà mái đẻ từ 4-8 tháng tuổi. Những năm tiếp theo bệnh nổ ra rầm rộ và chủ yếu ở gà từ 2-5 tháng tuổi chết trên 35% tổng số gà trên đàn. ( theo dõi cho thấy: Tỷ lệ chết ở gà thịt là 20%; gà đẻ 35-40%; tỷ lệ loại thải ở gà đẻ cao, năng suất trứng giảm sút…).

Những gà ốm do bệnh Marek bị nhiễm virut từ khi gà còn nhỏ lúc 1-2 tuần tuổi, nhưng khi lớn 1,5 tháng tuổi mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng và thường bị chết lúc vào vụ đẻ và sau khi đẻ được vài tuần. Các triệu chứng bệnh rất đa dạng và nhiều khi nếu không chuyên sâu sẽ gặp khó khăn trong chẩn đoán bệnh. Cụ thể tắt như sau:

+ Triệu chứng thần kinh ngoại biên: Gà bị yếu chân hoặc cánh rồi bị liệt, gà hay nằm, khi xua đuổi thì loạng choạng đi không vững do các ngón chân chụm lại, nhiều con nằm với tư thế đặc biệt một chân duỗi thẳng về phía trước, một chân duỗi thẳng về phía sau, hai cánh sã xuống nền chuồng…

+ Trạng thái ức chế: Gà vẫn ăn uống bình thường, nhưng mỗi ngày qua đi gà cứ gầy, chân, mỏ khô, lông kém mượt, gà ỉa phân xanh, phân trắng, lúc thì ỉa bình thường. Một số người gọi bệnh Marek là bệnh teo cơ gà vì gà quá gầy.

+ Những biến đổi da và mắt: Khi quan sát kỹ đàn gà ta thấy một trong hai mắt mờ trắng con ngươi mắt bịhẹp lại hoặc biến dạng. Khi sờ vào đùi gà thấy có những nốt thịt thừa sần sùi bám chặt vào lỗ chân lông to như hạt đậu.

Trong những  cơ sở chăn nuôi bị bệnh Marek cấp tính thì hiện tượng liệt cũng như các biến đổi ở da và mắt ít gặp mà chủ yếu chỉ thấy gà bị bệnh ở trạng thái ức chế teo cơ và chết.

Khi mổ khám thấy u ở cơ đùi, ngực, gan, lách, tim, buồng trứng, dạ dày tuyến, thận… Thông thường với người nuôi gà chỉ cần thấy gan và lách sưng rất to (gấp 2-3 lần bình thường) và trên bề mặt gan có thể có hoặc không có các khối u trắng ở gà từ 2 đến 6 tháng tuổi là có thể khẳng định được bệnh. Nhiều khi giết gà nhổ lông, ta thấy các chân lông ở đùi và ngực có các nốt thịt thừa bám chặt vào chân lông đó là một dạng bệnh Marek.

Do virus bệnh Marek lây lan chủ yếu thông qua đường hô hấp, tiêu hóa và do gà tiếp xúc với phân có chứa mầm bệnh. Bên cạnh đó thời gian tồn tại của loại virus này là 6 tháng và đi xa trong không khí là 1km. Vì thể muốn phòng bệnh thì phải có một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan từ nơi này sang nơi khác.

Để trống chuồng 15-20 trước khi thả lứa gà mới

Cho đến nay, bệnh Marek chưa có thuốc chữa. Người ta khống chế bệnh chủ yếu bằng vaxin. Tiêm phòng vacxin Marek ở gà khi bắt đầu nuôi gà. Có thể dùng vacxin Vaxxitek HVT + IBD đây là loại vacxin có thể phòng được bệnh Marek và bệnh Gumboro trên gà. Tiêm ngay dưới da cho gà 1 ngày tuổi.Bổ sung thêm một số loại vitamin, điện giải, giải độc và cải thiện chất lượng thức ăn khi cần. Sử dụng kháng sinh để kiểm soát các bệnh kế phát ở dạng tiêu chảy, hô hấp hoặc hen.

( Triệu chứng gà bị bệnh Marek)     

(Vacxin phòng bệnh Marek cho gà) 

Nguồn tin: Lê Thêu - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 26211


Các tin khác:
 Những yếu tố gây giảm đẻ trên gà sinh sản. (12/09/2019)
 Một số lưu ý trong thâm canh cây khoai lang. (12/09/2019)
 Một số nguyên tắc chung trong phòng trừ sâu bệnh. (12/09/2019)
 Sự lây lan của bệnh dịch tả lợn Châu phi và biện pháp hạn chế. (12/09/2019)
 Trung tâm Khuyến nông chung tay xây dựng nông thôn mới. (12/09/2019)
 Thanh Hóa: Đánh giá hiệu quả mô hình áp dụng hệ thống thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa chất lượng cao. (06/09/2019)
 Hiệu quả bước đầu từ Mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (30/08/2019)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: "Những giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn bền vững". (24/07/2019)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: “Liên kết các hộ trong chăn nuôi gia cầm gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”. (11/07/2019)
 Nâng cao năng suất, chất lượng rừng tự nhiên bằng biện pháp kỹ thuật Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh. (10/07/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang