Số lượt truy cập
Hôm nay 33985
Hôm qua 39190
Tuần này 138689
Tháng này 3176515
Tất cả 192972099
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 27/03/2020
Một số tồn tại, hạn chế trong thực hành chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi nông hộ và giải pháp

Như chúng ta đã biết, trong những năm vừa qua có rất nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi do dịch bệnh gây ra và vấn đề an toàn sinh học với đầy đủ các quy định, nguyên tắc, biện pháp, cách thức đã được phổ biến rộng rãi và đang được nhiều trang trại chăn nuôi áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, trong chăn nuôi nông hộ, với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vật chất, hạ tầng kỹ thuật thiếu thốn, không đồng bộ nên việc áp dụng và thực hành các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học của nhiều trang trại, gia trại vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Đó là:

- Vị trí xây dựng trang trại, chuồng nuôi thường quá gần với khu vực tập trung dân cư, nhà ở… nên chưa đảm bảo tạo khoảng cách an toàn đối với sự xâm nhiễm của mầm bệnh từ bên ngoài vào trang trại, chuồng nuôi và ngược lại.

- Khoảng cách giữa các chuồng nuôi 1 vật nuôi nào đó trong 1 trang trại hoặc trong 1 hộ gia đình còn quá gần nhau nên vừa không đảm bảo khoảng cách để  đảm bảo an toàn về dịch bệnh vừa thiếu độ thông thoáng giữa các chuồng dẫn đến vật nuôi dễ mắc bệnh, kém phát triển.

- Trong 1 trang trại, 1 hộ gia đình thường chỉ quan tâm đến việc xây dựng chuồng để nuôi giữ vật nuôi chính; chưa quan tâm đến xây dựng kho bảo quản dự trự thức ăn, thuốc thú y, dụng cụ phục vụ chăn nuôi. Đặc biệt là chưa xây dựng chuồng nuôi cách ly để nuôi nhốt vật nuôi mới nhập về hoặc nuôi nhốt vật nuôi khi bị ốm đau, bệnh tật dẫn đến trong đàn vật nuôi nào đó bị mắc bệnh thì con ốm và con khoẻ cùng phải chung sống với nhau và khi đó sẽ làm lây lan bệnh tật, đồng thời con ốm cũng không thể được chăm sóc tốt nên khả năng hồi phục chậm.

- Chưa quan tâm nhiều đến hệ thống xử lý phân, chất thải nên thường gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm mầm bệnh.

- Trong 1 trang trại hoặc trong 1 hộ gia đình còn nuôi nhiều vật nuôi khác nhau với nhiều lứa tuổi khác nhau… nên khó kiểm soát được mầm bệnh vì 1 số loại bệnh có thể lây truyền giữa đàn này với đàn khác, vật nuôi này với vật nuôi khác (bệnh tụ huyết trùng, E.coli…);

- Với điều kiện kinh tế khó khăn, eo hẹp nên chủ yếu chuồng trại được thiết kế xây dựng theo kiểu chuồng hở, thông thoáng tự nhiên nên khó kiểm soát được sự xâm nhập của mầm bệnh cũng như rất khó kiểm soát, không chế được sự bất lợi của thời tiết.

- Trong chăn nuôi gà thả vườn: Chính vườn cây là nơi trú ẩn và sinh sống của nhiều loài vật mang mầm bệnh như các loài chim hoang, chuột; đặc biệt vườn cây rậm rạp cũng là nơi trú ẩn của các loại côn trùng (ruồi, muỗi, dĩn…) là những vật chủ trung gian truyền bệnh nguy hiểm như bệnh đầu đen, bệnh ký sinh trùng máu…

- Mua phải giống vật nuôi có chất lượng chưa đảm bảo: không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn dịch bệnh…

Từ những tồn tại, hạn chế trên, để áp dụng và thực hành các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, chúng ta cần thực hiện tốt 1 số vấn đề sau đây:

- Trong 1 trang trại, 1 hộ gia đình chỉ nên lựa chọn nuôi 1 đối tượng vật nuôi để chăn nuôi và có chuồng riêng cho các loại hình nuôi khác nhau, lứa tuổi khác nhau.

- Trong thiết kế, xây dựng chuồng trại nên chọn nơi xa dân cư, tách biệt với nhà ở. Trong 1 trang trại, giữa các dãy chuồng nên đảm bảo khoảng cách để tạo sự thông thoáng.

- Cố gắng đầu tư xây dựng theo hình thức trại kín hoặc bán kín để vừa  kiểm soát tốt sự lây truyền của các loại dịch bệnh, vừa giúp cho việc chăm sóc, quản lý các yếu tố thời tiết bất lợi, tạo môi trường tốt cho vật nuôi sinh trưởng phát triển.

- Trong 1 trang trại, 1 khu chăn nuôi nhất thiết phải có đủ các công trình gồm chuồng nuôi chính, nhà điều hành, kho chứa, khu xử lý phân, chất thải và đặc biệt là cần phải có ô chuồng nuôi cách ly ở cuối hướng gió.

- Trong chăn nuôi gà thả vườn: tiến hành thả gà có kiểm soát bằng cách khoanh vùng, hạn chế thả gà ra các rừng, đồi có nhiều cây bụi; Thường xuyên dùng thuốc để tiêu diệt ruồi muỗi và các loại côn trùng là vật chủ trung gian truyền bệnh khác. Kinh nghiệm thực tế cho thấy khi xây dựng vườn để nuôi gà thả vườn nên chỉ trồng cây không quá 1/3 diện tích sân chơi, 2/3 diện tích còn lại nên để trống để hạn chế sự khu trú của chim hoang, côn trùng.

- Trong quá trình mua con giống về nuôi phải mua con giống rõ nguồn gốc, sạch bệnh. Trước khi đưa vào chuồng nuôi chung phải tiến hành nuôi cách ly. Trong điều kiện hiện nay việc mua bán phải có Hợp đồng kinh tế; đối với bệnh dịch tả lợn Châu phi phải có phiếu xét nghiệm chứng minh an toàn về bệnh của cơ quan thú y chuyên môn… để hạn chế rủi ro.

Nguồn tin: BSTY: Lê Sỹ Thành - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17277


Các tin khác:
 Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Xuân 2020 (20/03/2020)
 Ứng dụng phần mềm lập khẩu phần thức ăn cho gia súc nhằm giảm phát thải khí nhà kính (09/03/2020)
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm". (10/01/2020)
 Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh bằng giống ươm trong bầu hữu cơ. (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại xã miền núi Thành Công (02/01/2020)
 Một số lưu ý trong thâm canh lúa vụ xuân 2020 (02/01/2020)
 Bệnh tích nước xoang bụng ở gà (02/01/2020)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi vịt sinh sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (02/01/2020)
 Sự tồn tại của Virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong các điều kiện môi trường khác nhau và khả năng lây truyền mầm bệnh (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ lớp tập huấn ICM trên các cây trồng vụ Đông 2019  (02/01/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang