Số lượt truy cập
Hôm nay 7823
Hôm qua 58866
Tuần này 171393
Tháng này 3209219
Tất cả 193004803
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 16/09/2020
Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bền vững

Sau dịch bệnh tả lợn châu Phi, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến việc tái đàn, bảo đảm an toàn dịch bệnh để phát triển chăn nuôi bền vững.

Theo đó, ngay từ thời điểm dịch bệnh tả lợn châu Phi đang bùng phát mạnh năm 2019, tỉnh đã có giải pháp, chính sách cụ thể để bảo vệ, duy trì đàn lợn giống ông bà, bố mẹ. Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, khống chế dịch bệnh hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, từ đó tạo môi trường an toàn cho người chăn nuôi đầu tư tái sản xuất. Chủ động phát hiện, xử lý các trường hợp lợn không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch từ các tỉnh bị dịch vào địa bàn tỉnh. 

Trang trại chăn nuôi lợn tại xã Vân Sơn (Triệu Sơn).

ùng với đó, chú trọng hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ sở chăn nuôi lợn áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở chăn nuôi, nhất là tái đàn, tăng đàn, kiên quyết không thực hiện tái đàn đối với những cơ sở chăn nuôi không bảo đảm các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học. Thực hiện chuyển đổi con nuôi đối với các cơ sở chăn nuôi lợn không đủ điều kiện để tái đàn. Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý con giống, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống trên địa bàn tăng cường nhân giống, cung ứng con giống có chất lượng, bảo đảm an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi để thực hiện tái đàn, tăng đàn. Đồng thời, thực hiện hỗ trợ nhanh, kịp thời cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh tả lợn châu Phi, tạo điều kiện về nguồn vốn để các hộ, cơ sở chăn nuôi lợn tái đàn, khôi phục sản xuất.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp khôi phục chăn nuôi lợn, nên đàn lợn trên địa bàn tỉnh đã được khôi phục đáng kể. Hiện, tổng đàn lợn toàn tỉnh được khôi phục và duy trì gần 1,2 triệu con, đạt 98% so với trước thời điểm xảy ra dịch bệnh tả lợn châu Phi. Chăn nuôi lợn chuyển biến theo hướng tích cực, chăn nuôi lợn nông hộ giảm chỉ còn chiếm 60%, chăn nuôi trang trại phát triển, chiếm tới 40%. Đây có thể xem là bước chuyển tạo ra cơ hội lớn để chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng bền vững.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y đánh giá, mặc dù chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được khôi phục trở lại, song nguy cơ tiềm ẩn bùng phát các loại dịch bệnh vẫn còn cao, nhất là dịch bệnh tả lợn châu Phi. Do đó, để chăn nuôi lợn phát triển bền vững, các địa phương, cơ sở và hộ chăn nuôi lợn cần tiếp tục chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh thông qua việc tăng cường quản lý con giống, tiêm đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh, vệ sinh tiêu độc, khử trùng cơ sở, môi trường chăn nuôi định kỳ, thường xuyên. Quản lý chặt chẽ công tác vận chuyển, giết mổ, kinh doanh lợn và các sản phẩm từ lợn.

Hiện nay, chăn nuôi lợn cả nước và trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn về nguồn giống. Vì vậy, để chăn nuôi lợn phát triển ổn định, bền vững cần khuyến khích các cơ sở chăn nuôi đầu tư sản xuất con giống, giới thiệu các cơ sở sản xuất con giống đạt chất lượng, an toàn dịch bệnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch. Đồng thời, thực hiện việc kiểm dịch, lấy mẫu giám sát định kỳ, thường xuyên kiểm tra chất lượng con giống, tinh lợn đực giống. Bên cạnh đó, tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Cùng với các giải pháp về phòng, chống dịch bệnh, quản lý con giống, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương và hộ chăn nuôi cần chú trọng thực hiện giải pháp về kêu gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi lợn bằng cách liên kết, hợp tác đầu tư và bao tiêu sản phẩm; thu hút các doanh nghiệp có đủ năng lực đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20576


Các tin khác:
 Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi (13/06/2020)
 Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (08/06/2020)
 Khôi phục 96% tổng đàn lợn (08/06/2020)
 Bảo đảm nguồn giống phục vụ tái đàn lợn (05/06/2020)
 Người chăn nuôi gặp khó khăn khi tái đàn (29/05/2020)
 Chuyển đổi con nuôi sau “bão dịch” (27/05/2020)
 Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại ở các huyện miền núi (27/05/2020)
 Tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi (21/05/2020)
 Chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong mùa nắng nóng (21/05/2020)
 Thanh Hóa kiên quyết không để bệnh Dịch tả lợn châu Phi tái phát (19/05/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang