Số lượt truy cập
Hôm nay 19125
Hôm qua 58866
Tuần này 182695
Tháng này 3220521
Tất cả 193016105
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 17/08/2021
Sử dụng Vitamin C trong chăn nuôi.

Cũng giống như hầu hết các loại vitamin khác, vitamin C (acid Ascorbic)đóng vai trò quan trọng trong sự sinh sản và sinh trưởng của vật nuôi:Giúp gia súc lớn nhanh, khỏe mạnh; Hỗ trợ quá trình sinh sản; tham gia quá trình hô hấp tế bào, tăng cường các phản ứng oxy hóa khử, kích thích sự sinh trưởng và đổi mới tổ chức tế bào, tăng cường khả năng tạo huyết sắc tố, thúc đẩy sự đông máu.

Ngoài ra, vitamin C còn có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vậy, trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn, gà công nghiệp, vitamin C thường xuyên được sử dụng như sau:

- Trước và sau khi tiêm vắc xin: trước khi chủng ngừa 1- 2 ngày và sau khi chủng ngừa 3 - 5 ngày, cần cung cấp vitamin C để giúp vật nuôi tạo kháng thể tốt, hạn chế bị stress do tiêm vắc xin gây ra.

- Trong mùa nắng nóng:Thường xuyên cung cấp vitamin C trong thức ăn hoặc nước uống để giúp con vật ổn định năng suất và tăng sức chịu đựng.

- Trong những tháng chuyển mùa (từ mùa mưa sang mùa nắng hoặc ngược lại): Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột nắng, nóng, mưa ẩm xen kẽ, độ ẩm không khí cao làm cho sức đề kháng của con vật giảm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virú phát triển và gây bệnh cho đàn vật nuôi. Do đó, cần cung cấp vitamin C thường xuyên để giúp cho con vật nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi do môi trường gây ra trong thời điểm giao mùa.

- Trước và sau khi chuyển vật nuôi sang chỗ ở mới: như chuyển gà con sang chuồng hậu bị, từ chuồng hậu bị sang chuồng gà đẻ; chuyển chuồng từ lợn con sang hậu bị, chuyển chuồng hậu bị sang chuồng sinh sản... cần cung cấp vitamin C để hạn chế stress do rượt đuổi, dồn ép lợn, gà...

- Trong quá trình điều trị bệnh: Khi trị bệnh ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh ta cần bổ sung thêm vitamin C (tiêm hoặc pha trộn trong thức ăn, nước uống) để giúp vật nuôi mau bình phục, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Ngoài ra còn một số trường hợp khác cũng cần bổ sung vitamin C cho gà như: trước và sau khi cắt mỏ, khi gà cắn mổ nhau, gà thay lông...; đối với lợn cần bổ sung khi cắt đuôi, bấm nanh, thiến lợn hoặc lúc cai sữa cho lợn con và lợn mẹ...

Trong chăn nuôi gà sinh sản, khi thấy chất lượng vỏ trứng không tốt (nhiều trứng non, trứng sần sùi, vỏ mỏng...): ngoài những yếu tố về dinh dưỡng và môi trường, sự thiếu hụt vitamin C cũng làm vỏ trứng xấu đi, không đạt yêu cầu. Vì vậy cần phải bổ sung thêm vitamin C kết hợp với kiểm tra những yếu tố có liên quan.

Điểm cần chú ý là muốn sử dụng vitamin C đạt hiệu quả cao, nên sử dụng vitamin C cho vật nuôi trước khi xảy ra stress từ 12 đến 24 giờ. Ví dụ: dự tính ngày mai sẽ tiêm vắc xin, cắt mỏ... thì hôm nay phải trộn vitamin C vào thức ăn hoặc hòa nước cho uống.

Cần chú ý thêm là vitamin C rất dễ bị hư và bị giảm tác dụng trong điều kiện sản xuất và bảo quản không tốt, như: ánh sáng, ẩm độ cao, nhiệt độ cao… Do đó, cách bảo quản tốt nhất là buộc kỹ trong túi nilon, để nơi tối và mát, khi dùng cần thao tác nhanh rồi buộc kỹ lại.

Tóm lại, việc sử dụng vitamin C để hỗ trợ cho vật nuôi trong những điều kiện bất lợi để hạn chế stress gây hại là rất cần thiết và là một trong những qui trình quan trọng trong suốt quá trình chăn nuôi. Vì vậy người nuôi cần hiểu rõ về Vitamin C để bổ sung đúng cách giúp đàn vật nuôi khỏe mạnh trong suốt quá trình nuôi./.

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Duy - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13870


Các tin khác:
 Vụ chiêm xuân 2021 - Thanh Hóa được mùa toàn diện. (17/07/2021)
 Thanh Hoá: Phát triển các mô hình liên kết sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế vụ Đông Xuân 2020 – 2021. (17/07/2021)
 Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi vịt biển tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. (12/07/2021)
 Nguy cơ xâm nhập bệnh lùn sọc đen hại lúa Mùa. (17/06/2021)
 Chăm sóc lúa mùa sau cấy (16/06/2021)
 Khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa trong vụ mùa. (04/06/2021)
 Một số vấn đề lưu ý khi sử dụng thức ăn chăn nuôi gà (15/04/2021)
 Một số lưu ý khi thu gom và bảo quản trứng ấp. (15/04/2021)
 Bệnh thán thư trên cà chua và biện pháp phòng trừ (15/04/2021)
 Sản xuất khoai tây chế biến vụ đông xuân đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa (15/04/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang