Số lượt truy cập
Hôm nay 32093
Hôm qua 58866
Tuần này 195663
Tháng này 3233489
Tất cả 193029073
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 22/01/2021
Tăng cường phòng chống rét cho cây trồng vụ Xuân

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ nay đến cuối tháng 1 vẫn còn một đợt không khí lạnh tăng cường gây rét đậm rét hại, tháng 2 tiếp tục có các đợt rét đậm xen kẽ. Thời gian này trùng với thời điểm bà con nông dân trong tỉnh đang gieo cấy lúa xuân và chăm sóc rau màu phục vụ Tết Nguyên đán. Vì vậy bà con cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng đảm bảo vụ sản xuất an toàn thắng lợi.

Đối với lúa Xuân:

- Với diện tích lúa đã gieo sạ: Cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá, có biện pháp phòng chống rét cho lúa kịp thời; duy trì mực nước trên mặt ruộng lúa từ 2 - 3 cm, không bón đạm cho lúa trong những ngày trời rét, nếu lúa bị chết phải dặm lại và chăm sóc kịp thời khi thời tiết ấm.

- Tuyệt đối không gieo mạ, gieo sạ vào thời điểm rét đậm, rét hại, khi nhiệt độ dưới 15oC.

- Đối với diện tích mạ đã gieo: Tập trung tốt nhất các phương tiện, dụng cụ che chắn để chống rét cho mạ bằng vòm che phủ ni lông, giữ đủ nước để giữ ấm cho mạ; không bón phân đạm vào những ngày trời rét, bón bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân, tro bếp để chống rét cho mạ. Tuyệt đối không cấy khi nhiệt độ trung bình ngày, đêm xuống dưới 15oC

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, chủ động và sẵn sàng các phương án phòng, chống rét kịp thời; chuẩn bị đủ mạ và nguồn giống lúa dự phòng đảm bảo chất lượng để chủ động khắc phục khi cần thiết

Đối với sản xuất rau màu:

- Tiếp tục chăm sóc các loại rau màu vụ Đông, chú ý tưới đủ ẩm; bón thêm phân kali, phân lân kết hợp tủ gốc bằng mùn, rơm, rạ,... để giữ ấm, giữ ẩm cho cây; tập trung thu hoạch sớm cây vụ Đông đã đến thời kỳ thu hoạch để đảm bảo năng suất và chất lượng.

- Với diện tích rau trên đất chuyên màu đã thu hoạch, bà con khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, làm đất và chuẩn bị hạt giống rau các loại, đảm bảo chất lượng để tiếp tục gieo trồng ngay trên diện tích mới thu càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo nguồn rau cung cấp cho thị trường, nhất là dịp trước, sau Tết Nguyên đán.

Đối với các vườn cây lâu năm:

- Đối với các vườn cây lâu năm đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản: Cần có các biện pháp bảo vệ kịp thời như tủ giốc giữ ấm cho cây. Đồng thời chuẩn bị nguồn giống chịu lạnh để trồng giặm đối với những diện tích bị chết.

- Đối với cây lâu năm đang trong thời kỳ kinh doanh: Khi vào mùa Đông cần tiến hành tủ gốc bằng tàn dư hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp để vừa giữ ấm vừa giữ ẩm cho gốc và rễ cây; Khi có dự báo sương muối, rét đậm rét hại những nơi có điều kiện tiến hành tưới nước, hun khói ở đầu hướng gió, che cho cây mới trồng để giảm tác hại của rét đậm rét hại.

Nguồn tin: Ngọc Diệp - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13242


Các tin khác:
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn theo hướng công nghệ cao (Keo lai mô). (19/01/2021)
 7.985 hộ dân được hưởng lợi từ các mô hình khuyến nông (18/01/2021)
 Phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi (12/01/2021)
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất nghêu giống tại Thanh Hóa (18/12/2020)
 Một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng tại Thanh Hóa (16/12/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình trồng ngô nếp HN68 thâm canh tại Hoằng Hóa. (11/12/2020)
 Hiệu quả lớp đào tạo tập huấn về “Kỹ thuật trồng ngô thâm canh”. (11/12/2020)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”. (09/12/2020)
 Hội thảo đầu bờ mô hình sản xuất thương phẩm ngô nếp gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. (04/12/2020)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi”. (19/11/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang