Số lượt truy cập
Hôm nay 7192
Hôm qua 58866
Tuần này 170762
Tháng này 3208588
Tất cả 193004172
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 06/07/2022
Biện pháp kỹ thuật hạn chế cây lúa ngộ độc hữu cơ do rơm rạ ở vụ mùa.

Vụ mùa hàng năm, bà con nông dân nhiều địa phương trong huyện luôn phải đối mặt với tình trạng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ với biểu hiện vàng lá, đẻ nhánh yếu và kém phát triển của cây.

1/ Nguyên nhân:

Thu hoạch lúa xuân xong, bà con chuẩn bị gieo cấy vụ mùa, rơm rạ và tàn dư hữu cơ bị vùi trong đất chưa kịp phân hủy. Bên cạnh đó với nền nhiệt độ cao của Vụ mùa,tốc độ phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, lượng axit hữu cơ và một số khí độc như: CH4,H2 S.... được giải phóng nhiều làm tăng khả năng hòa tan một số các chất trong đất có thể gây ngộ độc cho cây lúa, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây.

2/ Triệu chứng:

- Khi bệnh mới phát sinh, ngọn lá lúa biến vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới, thân yếu, lá có khuynh hướng dựng đứng. Bệnh nặng thì nhiều lá phía trên bị vàng đỏ đến 1/3 lá, cây lúa sinh trưởng kém, đẻ nhánh ít.

- Nhổ cây lúa lên kiểm tra thấy bộ rễ thối đen có mùi tanh hôi, rễ mới không phát triển. Dù có bón phân đầy đủ nhưng lúa vẫn không phát triển. Nếu không có biện pháp khắc phục lúa sẽ lụi dần và chết. Ngộ độc hữu cơ thường thấy ở đất trũng thấp, ngập nước, nhiều sét, cày vùi nhiều rơm rạ.

3/ Biện pháp hạn chế :

Để đảm bảo thời vụ gieo cấy vụ mùa và hạn chế hiện tượng bị ngộ độc hữu cơ cho cây lúa ngay từ đầu vụ các hộ nông dân cần tiến hành các biện pháp sau:

- Biện pháp làm đất: Ngay sau khi thu hoạch lúa xuân xong đối với chân ruộng cao, khô nước cần cắt gốc rạ sát mặt đất, đưa rơm rạ ra khỏi ruộng, tiến hành cày ải.  Đối với chân ruộng có nước, tiến hành làm dầm, cày lật đất, lồng vùi rơm rạ, giữ nước láng mặt ruộng tránh mất nước. Sử dụng vôi bột với lượng 20-35kg/sào hoặc một số loại chế  phẩm vi sinh phân hủy rơm rạ như: Biofert, Sunitri, các loại men vi sinh sử lý rơm rạ(Quế Lâm,…), chế phẩm sinh học Trichoderma,... để xử lý trước cày vùi rơm rạ nhằm giúp tăng nhanh quá trình phân hủy và đồng thời cũng là để trung hòa lượng axit hữu cơ và các khí độc sinh ra, đồng thời bổ sung lượng phân hữu cơ,  vi sinh để tăng lượng vi sinh vật có ích trong đất

Chú ý:

- Khi cày bừa ngả hoặc lồng dập, rơm rạ phải được rải đều trên mặt ruộng.

- Khi sử dụng các chế phẩm hữu cơ vi sinh phân hủy rơm rạ bón cho ruộng phải  đảm bảo đủ độ ẩm, có nước sền sệt trong ruộng thì mới có tác dụng tốt.

- Không sử dụng vôi bột bón cùng lúc với các chế phẩm vi sinh, tốt nhất  nên bón vôi bột trước tối thiểu từ 1-2 ngày.

- Phương thức gieo cấy: Tốt nhất nên gieo sạ nếu ruộng chủ động tưới tiêu nước, cấy nông tay đối với mạ nền hoặc mạ dược để bộ rễ nằm trên tầng đất mặt, hạn chế tác hại của nhiệt độ đất và khí độc sinh ra trong quá trình phân hủy rơm rạ.

 - Bón phân:Bón phân cân đối hợp lý với phương châm năng đầu nhẹ cuối (vụ mùa giảm lượng đạm 15 -20% so với vụ xuân) ưu tiên các loại phân hữu cơ vi sinh để tăng cường cải tạo đất tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

- Điều tiết nước: Sau khi cấy giữ mực nước nông 3-5 để cây lúa nhanh bén rễ, hồi xanh áp dụng biện pháp kỹ thuật “nông lộ phơi” để kích thích cho cây lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung đồng thời hạn chế tối đa do ngộ độc hữu cơ trong đất.

Nguồn tin: Nguyễn Thị Lâm - Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Hậu Lộc
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 9226


Các tin khác:
  Mô hình sản xuất lúa thảo dược theo qui trình VietGap (05/07/2022)
 Trồng rau thủy canh: Hướng đi mới trong việc sản xuất rau sạch tại Hợp tác xã Phú Lộc huyện Hậu Lộc (05/07/2022)
 Thanh Hóa : Hiệu quả bước đầu mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc (02/06/2022)
 Tập huấn kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân (27/05/2022)
 Một số biện pháp phòng bệnh cho thủy sản nước ngọt trong giai đoạn chuyển mùa (27/05/2022)
  Quản lý rủi ro trong nuôi ngao nhằm thích ứng với biến đổi kí hậu tại Thanh Hóa (26/05/2022)
 Mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngô ngọt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại Vĩnh Lộc (19/05/2022)
 Một số biện pháp khắc phục hiện tượng bất thường trong sản xuất lúa mùa. (04/05/2022)
  Kỹ thuật chăn nuôi vịt siêu thịt GRIMAUD (21/04/2022)
 Thành công trong chuyển giao KH&CN và ứng dụng vào sản xuất giống, nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps Militaris L.ex Fr.) tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa (18/04/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang