Số lượt truy cập
Hôm nay 26231
Hôm qua 39190
Tuần này 130935
Tháng này 3168761
Tất cả 192964345
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 15/04/2022
Sử dụng phân bón cho lúa mùa và một số điều cần lưu ý

Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây lúa nói riêng và cây trồng khác nói chung. Với mỗi loại giống khác nhau, mùa vụ khác nhau, chân ruộng khác nhau… nhu cầu thâm canh sẽ khác nhau.

Phân hữu cơ:

Phân hữu cơ gồm các loại: Phân chuồng, phân xanh… loại phân này hiện  nay rất ít, chỉ tập trung tại các khu vực có trang trại chăn nuôi và một số ít hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy, cần tận dụng tối đa lượng rơm rạ sau thu hoạch lúa Xuân để lại trên đồng ruộng. Đây là nguồn phân hữu cơ chủ yếu hiện nay, khi sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất. Ruộng lúa vừa được cải tạo, vừa giảm được phân hóa học, tiết kiệm chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trường. Ruộng lúa sinh trưởng cân đối, cứng cáp hạn chế  nguồn sâu bệnh hại. Tuy nhiên do thời gian chuyển từ vụ Xuân sang vụ Mùa ngắn nên khi làm đất cần sử  dụng các chế phẩm xử lý rơm rạ để hạn chế hiện tượng lúa bị ngộ độc hữu cơ sau cấy.

Phân hóa học:

Trong những năm gần đây, việc lạm dụng nguồn phân này vừa tăng chi phí, vừa làm cho đất đai bị chai cứng làm giảm hiệu lực hấp thu phân bón của cây trồng. Đầu tư thâm canh sẽ tăng năng suất đáng kể về năng xuất nhưng hiệu quả lại không rõ rệt. Người nông dân sản xuất cây lúa đơn thuần gần như chỉ lấy công làm lãi. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại phân bón khác nhau, gây khó khăn cho người nông dân khi lựa chọn. Tuy nhiên cây trồng có thể sử dụng 17 yếu tố dinh dưỡng khác nhau, gồm các yếu tố: đa lượng, trung, vi lượng. Các yếu tố đa lượng cây trồng sử dụng với lượng nhiều (N, P2O5, K2O); các yếu tố trung lượng, vi lượng ( Ca, Mg, Silic, Mn…) cây trồng sử dụng với lượng ít hơn, thậm chí rất ít nhưng lại không thể thiếu. Khi thiếu các yếu tố này cây trồng sẽ bị dị hình, dị dạng, sinh trưởng kém. Trong khi đó bà con lại ít khi chủ động bổ sung  loại phân bón này, chủ yếu chỉ dùng phân đa lượng (đạm,, lân, kaly).

Phân vi sinh:

Trên một số loại cây trồng có thể cung cấp một số dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng do quá trình làm phân hủy, hoại mục rơm rạ, chất hữu cơ để tạo mùn làm tơi xốp đấ, tăng độ phì nhiêu cho đất, chuyển hóa từ dạng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp cho cây trồng. Tăng sức đề kháng, nâng cao tính chống chịu của cây trồng do ức chế sinh trưởng của các loài nấm, vi khuẩn, vi rút độc hại. Tạo sự bên vững trong canh tác, tái tạo lại sự cân bằng sinh vật và vi sinh vật thay thế nguồn phân chuồng, tiến tới giảm dần sử dụng phân hóa học kém chất lượng.

Tuy nhiên hiện nay do tập tính còn lạm dụng phân hóa học đặc biệt là đạm urê, người nông dân còn chưa quan tâm nhiều đến phân vi sinh, còn sử dụng các loại phân bón rẻ tiền chưa có uy tín trên thị trường, bón không đúng cách… làm cho cây lúa sinh trưởng kém, dễ bị sâu bệnh, hiệu quả sản xuất không cao.

Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả bón phân cho vụ Mùa bà con cần lưu ý:

Vụ mùa nền nhiệt độ cao, thường có mưa lớn kéo dài, đồng thời cây lúa rút ngắn thời gian sinh trưởng so với vụ Xuân. Vì vậy, để tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe, đẻ nhánh sớm, chống đổ tốt và hạn chế bệnh bạc lá, cần chăm bón lúa theo phương châm: Bón phân cân đối, đam, lân, kali; bón lót sâu, thúc sớm, bón nặng đầu, nhẹ cuối.

Cần giữ nước khi thu hoạch lúa Xuân, thu hoạch đến đâu, làm đất, cày dầm luôn đến đó. Sử dụng các chế phẩm xử lý rơm rạ khi lồng dập rạ. Sau  xử lý rơm rạ cần giữ lớp nước nông ngập ruộng để rơm rạ nhanh hoai mục, tận dụng làm nguồn phân bón trả lại cho đất.

Tốt nhất là bón lót sâu trước khi bừa cấy 3-5 ngày hoặc bón khi bừa cấy. Bón thúc lần 1 ngay khi cây lúa bén rễ hồi xanh (3-5 ngày sau cấy). Khi cây lúa đứng cái làm đòng tùy tình hình cụ thể có thể bón bổ sung sau. Trên chân ruộng đất cát pha, hay mất nước có thể chia bón thúc làm 2 lần (thúc lần 1 khi cây lúa bén rễ hồi xanh bón 2/3 lượng phân thúc, thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10 ngày, bón nốt lượng phân còn lại). Sau mỗi lần bón nên cào cỏ, sục bùn để tăng hiệu quả của phân bón./.

Nguồn tin: Nguyễn Đăng Nguyên - Trung tấm Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 28079


Các tin khác:
 Tập huấn Mô hình Ứng dụng TBKT trong sản xuất ngô đường (ngô ngọt) gắn với tiêu thụ sản phẩm (15/02/2022)
 NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý TRONG CHĂM SÓC CÂY VỤ ĐÔNG (03/10/2011)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang