Ngày 11-4-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư kêu gọi điền chủ, nông gia Việt Nam tham gia HTX nông nghiệp. Trong thư Bác Hồ viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế lấy canh nông làm gốc... nông dân giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”; “nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh thì cần phải có HTX”. Và, Người tha thiết kêu gọi: “Hỡi đồng bào điền chủ nông gia, anh em ta ai chẳng mong được đầy đủ, giàu có, ai chẳng mong cho nước thịnh dân cường. Vậy chúng ta hãy mau mau chung vốn góp sức, lập nên HTX nông nghiệp ở khắp nơi; từ làng mạc cho đến tỉnh, thành đâu đâu cũng phải có HTX”.
Thời gian qua, Liên minh HTX Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tập thể, nòng cốt là các HTX hoạt động ngày càng hiệu quả, từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong phát triển kinh tế của địa phương.
Là tỉnh đất rộng, người đông, làng nghề đa dạng, nhiều đặc trưng văn hóa nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu, Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để du lịch nông nghiệp, nông thôn “cất cánh”, phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế thì cần có lộ trình với những định hướng, giải pháp hiệu quả.
Có dịp về thăm xã nông thôn mới (NTM) nâng cao Ngọc Phụng (Thường Xuân), cảm nhận đầu tiên là một vùng quê tràn đầy sức sống, với hệ thống giao thông liên thôn được nhựa hóa, bê tông hóa, những ngôi nhà kiên cố, nhà cao tầng mọc lên san sát. Hoạt động thương mại - dịch vụ ngày một phát triển với đa dạng các loại hình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày được nâng cao
Đông Ban là một trong những bản nằm dọc Quốc lộ 15C, cách trung tâm xã Pù Nhi 2 km, cách trung tâm huyện Mường Lát hơn 10 km. Bản có diện tích tự nhiên 186 ha; có 60 hộ, 240 nhân khẩu, với 2 dân tộc Thái và Mường sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 79,01%