Số lượt truy cập
Hôm nay 28279
Hôm qua 58866
Tuần này 191849
Tháng này 3229676
Tất cả 193025260
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 27/06/2019
Một số tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất rau

Một số tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất rau
 

1. Trồng rau trong nhà lưới

Trồng rau trong nhà lưới chủ yếu áp dụng cho các loại rau ăn lá, rau gia vị sản xuất trong nhiều năm. Công nghệ này được áp dụng và đã có từ lâu trong sản xuất trồng trọt. Sử dụng nhà lưới để trồng rau có nhiều ưu và nhược điểm sau:


 

Ưu điểm:

          + Như hạn chế được tác hại của mưa, gió, ảnh hưởng đến cây rau;

          + Làm giảm bớt cường độ ánh sáng trực xạ khi thời thời tiết nắng nóng;

          + Ngăn được một số loại côn trùng, sâu, bệnh gây hại rau...;

          + Rau sinh trưởng phát triển tốt và mẫu mã đẹp ...

          * Nhược điểm:

          + Chi phí đầu tư cao;

          + Diện tích trồng rau bị hạn chế;

        + Quảng Nam do thời tiết thường xuyên xuất hiện mưa bão nên dễ hư hỏng.

          * Ứng dụng nhà lưới hiện nay

  Việc trồng rau trong nhà lưới đã được nhiều nơi thực hiện rất thành công: TPHCM, Đà Lạt, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và một số địa phương khác trên phạm vi cả nước.

  Tại Quảng Nam, trong thời gian qua cũng đã ứng dụng mô hình nhà lưới trong sản xuất rau an toàn cho năng suất cao như tại vùng rau Trà Quế - Hội An. Nhưng hiện nay đầu ra sản phẩm còn thấp và bấp bênh nên việc ứng dụng mô hình nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao. Chủ yếu sử dụng kiểu nhà lưới hở, không sử dụng nhà lưới kín.
 

2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp trong sản xuất rau:


Sử dụng màng phủ nilon để trồng dưa leo


* Ưu điểm:

 

Tăng hiệu quả sản xuất: Những kết quả nghiên cứu sử dụng màng phủ để trồng rau (dưa leo, cà chua, ớt, khổ qua, đậu que, dưa hấu ...) trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp.

 

+ Năng suất rau bình quân quanh năm cao hơn phương pháp canh tác truyền thống (phủ rơm hoặc không phủ) từ 10 - 30% trong cùng điều kiện canh tác, nhờ nhiều yếu tố nhưng chủ yếu hạn chế cỏ dại và tăng cường khả năng quang hợp của rau (mặt xám bạc phản chiếu ánh sáng). Đặc biệt ở những vùng đất có nhiều khó khăn như tỉ lệ cát cao, nưới tưới khan hiếm (nước mặn) năng suất có thể cao hơn 50 - 100%. Rõ ràng màng phủ khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường.
+ Hiệu quả tăng cũng khoảng 20 - 30% so với phủ rơm (tương ứng với phần năng suất tăng) sau khi đã trừ hết các chi phí đầu tư kể cả chi phí màng phủ. Bởi vì, sử dụng màng phủ giảm chi phí làm cỏ, thuốc trừ sâu bệnh và phân bón.

 

+ Kỹ thuật mới tương đối đơn giản, người dân có thể thực hiện được trên đất chuyên rau hoặc đất trồng lúa để trồng rau quanh năm.

 

  - Hạn chế côn trùng gây hại:

 

  Màu xám bạc của màng phủ có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời nên không chỉ cung cấp thêm ánh sáng mà còn xua đuổi rầy mềm, bù lạch (côn trùng môi giới truyền bệnh siêu vi khuẩn gây xoăn đọt), bọ rầy dưa. Ngoài ra, còn giảm ấu trùng bọ rầy dưa cắn phá rễ cây dưa; giảm sâu ăn tạp, sâu trưởng thành lẫn trốn dưới đất lên cắn phá cây rau vào ban đêm. Vì vậy, sử dụng màng phủ giảm số lần phun xịt thuốc sâu trên rau đặc biệt là giai đoạn cây con (20 ngày sau khi trồng).

 

Hạn chế bệnh hại:

 

  Màng phủ cách ly mầm bệnh tấn công từ đất hay từ rơm, rạ lên cây, bề mặt màng phủ khô nhanh sau khi mưa, bộ lá gốc luôn khô ráo, không thuận lợi cho nấm bệnh phát triển nên giảm được bệnh do nấm có nguồn gốc trong đất gây ra như:RhizoctoniaSclerotium...  trên gốc thân.

 

Hạn chế cỏ dại:

 

  Màng phủ có một mặt đen (ở mặt dưới) ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trong màng phủ, không cần làm cỏ trên mặt liếp trong suốt thời gian cây rau ở ngoài đồng. Cỏ dại không những cạnh tranh dinh dưỡng với rau mà còn là nơi trú ngụ của côn trùng gây hại ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây rau.

 

Điều hoà độ ẩm mặt đất và giữ cấu trúc đất:

 

 Mùa nắng mặt đất có màng phủ ngăn cản sự bốc hơi, giữ độ ẩm tốt, đỡ công tưới nước. Mùa mưa, lượng nước mưa không trực tiếp rơi trên mặt liếp nên rễ cây không bị úng nước, mặt liếp không bị xói mòn, không lèn mặt, đất giữ cấu trúc tơi xốp và độ ẩm ổn định trong suốt mùa vụ nên bộ rễ phát triển tối đa, rộng khắp mặt liếp

* Nhược điểm:
- Giá thành cao, đòi hỏi có vốn để mua bạcáp dụng trong sản xuất;

- Nilon thải ra gây ô nhiễm môi trường.     

3. Trồng rau sử dụng lưới che theo luống 


Trồng rau trong lưới che theo luống tại Bình Triều - Thăng Bình

* Ưu điểm:

 

          + Hạn chế ánh sáng trực xạ và mưa ảnh hưởng trực tiếp đến cây rau;

 

          + Chi phí thấp và dễ dàng di chuyển và bảo quản;

 

          + Giá thành thấp sử dụng nhiều năm.

 

          * Nhược điểm

 

          + Khó khăn hơn trong khâu chăm sóc;

 

          + Tốn nhiều công;

 

          + Chỉ áp dụng cho các loại rau ăn lá.

4. Trồng rau bằng phương pháp thủy canh
 


Trồng thủy canh rau xà lách trong thùng xốp

Ưu điểm:

 

 

+ Thích hợp cho sản xuất rau an toàn tại gia đình;

+ Dễ quản lý, ít sâu bệnh hại;

+ Chủ động nước, tiết kiệm phân bón;

+ Tận dụng được các diện tích trồng trong nhà (sân, ban công…) miễn đủ sáng.

Nhược điểm: Cần nhiều vốn, không chủ động về dịch dưỡng nên khó phát triển rộng.

5. Trồng rau trên giá thể


Trồng rau trong đất sạch bằng chậu

 

Ưu điểm:

+ Thích hợp với việc sản xuất rau hữu cơ, rau sạch, rau an toàn…;

+ Trồng cách ly bằng giá thể sạch nên dễ quản lý môi trường đất, nước và dịch bệnh;

+ Cây đầy đủ điều kiện tự nhiên, phát triển bình thường;

+ Tiết kiệm vật tư, phân bón, thuốc BVTV và nước, qua hiệu quả sử dụng cao (do cây trồng sử dụng nước, phân bón với hiệu quả cao).

Nhược điểm:

+ Chi phí sản xuất cao.

Ngoài các tiến bộ kỹ thuật trên còn nhiều phương pháp trồng rau mang lại hiệu quả kinh tế cao như trồng rau bằng hệ thống khí canh, là một ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với sản xuất nông nghiệp trong thành thị, nơi có diện tích đất canh tác giảm dần, môi trường canh tác bị ô nhiễm và thị trường yêu cầu sản phẩm có chất lượng cao. Các mô hình này đã được ứng dụng thành công tại Viện sinh học Nông nghiệp và Viện nghiên cứu rau quả của Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội… và ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

 

 

Nguồn tin: Khuyến nông
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 44019


Các tin khác:
 Nông dân Thanh Hóa tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (27/06/2019)
 Chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi (27/06/2019)
 Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản tổ chức “Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; phổ biến văn bản mới có liên quan đến công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản; thống nhất phương pháp tính các chỉ tiêu về ATTP và hướng dẫn nghiệp vụ lấy mẫu thực phẩm, kiểm tra nhanh tại hiện trường năm 2018”. (16/03/2018)
 Ngày 12/02/2018, Lãnh đạo chuyên môn phối hợp cùng BCH Công đoàn Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức, LĐHĐ năm 2018. (12/02/2018)
 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Tổng kết công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm năm 2017 và Triển khai Kế hoạch năm 2018 đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản”. (04/01/2018)
  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông, lâm, thủy sản năm 2017”. (04/08/2017)
 Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tổ chức Hội nghị “Triển khai công tác xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn năm 2017”. (15/05/2017)
 Kế hoạch triển khai và Thể lệ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa năm 2016-2017 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (20/03/2017)
 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Thương thảo ký kết hợp đồng cung ứng, tiêu thụ thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn”. (20/03/2017)
 Rau an toàn, bài toán khó đã có lời giải (11/11/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang