Số lượt truy cập
Hôm nay 20803
Hôm qua 39190
Tuần này 125507
Tháng này 3163333
Tất cả 192958917
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 22/04/2021
Thanh Hóa nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh viên da nổi cục trên trâu bò

Nhờ đẩy mạnh nhiều giải pháp cấp bách nhằm kiểm soát, từng bước khống chế dịch bệnh viên da nổi cục trên trâu bò, đến nay Thanh Hóa đã cơ bản kiểm soát, hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh.

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết: Bệnh viêm da nổi cục ở đàn trâu bò đã xuất hiện tại Thanh Hóa từ ngày 3-2-2021, đến nay đã lây lan ra 24 huyện, làm gần 4.000 con trâu, bò mắc bệnh.

Trước thực trạng này, Thanh Hóa đã khẩn trương đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh, tiêu độc khử trùng... Đặc biệt, tốc độ tiêm phòng vắc - xin viêm da nổi cục được triển khai nhanh, đã đạt trên 94% diện tiêm.

Tiêm phòng là biện pháp quan trọng để phòng, chống bệnh viên da nổi cục trên trâu, bò

Theo đánh giá của Chi cục Thú y vùng 3, Thanh Hóa là một trong những tỉnh tiêm phòng vắc - xin viêm da nổi cục cho đàn trâu bò đạt tỷ lệ cao nhất cả nước. Đây là một trong những biện pháp kiềm chế có hiệu quả dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò. Vì vậy, đến thời điểm này, số trâu bò bị mắc bệnh trên địa bàn Thanh Hóa so với lúc cao điểm đã giảm từ 140 đến 150 con mỗi ngày; số trâu bò chết chỉ chiếm 7% số trâu bò mắc bệnh.

Để có được kết quả này, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.

Cùng với sự hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị, địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đối với các địa phương có dịch, thực hiện cách ly toàn bộ gia súc chưa có biểu hiện của bệnh đồng thời thực hiện việc nuôi nhốt gia súc tại các khu vực có bệnh hoặc nghi mắc bệnh…

Là một trong những địa bàn có trâu, bò mắc bệnh, Vĩnh Lộc đã hướng dẫn các địa phương và hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh; đẩy nhanh công tác tiêm phòng vắc - xin viêm da nổi cục trên đàn trâu bò; đồng thời lập các chốt kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán gia súc trên địa bàn. Nhờ thực hiện quyết liệt các biện pháp đồng bộ nên đến nay huyện Vĩnh Lộc đã cơ bản khống chế được dịch, không để dịch phát sinh và lây lan ra diện rộng.

Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc cho biết: Chúng tôi đã rất quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành, đặc biệt là trong công tác tiêm phòng, triển khai nhanh trên diện rộng và tiêm đạt 100% cho trâu, bò thuộc diện tiêm.


Cán bộ thú y phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi

Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Thanh Hóa, trên địa bàn có 2.700 con trâu, bò. Đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố có 3 con trâu, bò ở 3 hộ chăn nuôi thuộc phường Đông Cương, Tào Xuyên và xã Hoằng Đại bị mắc bệnh viêm da nổi cục.

Để chủ động ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp thành phố phối hợp với các phường, xã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục; Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đúng, hiệu quả các biện pháp phòng, chống và hướng dẫn cách xử lý khi có trâu, bò bị nhiễm bệnh viêm da nổi cục; phân công cán bộ thú y cơ sở thường xuyên sâu sát nắm bắt tình hình dịch bệnh, đồng thời phát hiện sớm các ổ dịch, bao vây dập tắt dịch ngay khi mới phát sinh, kiên quyết không để lây lan ra diện rộng; tập trung chỉ đạo tiêm phòng bổ sung đối với đàn trâu, bò mới tái đàn hoặc chưa được tiêm phòng; vận động người dân thường xuyên vệ sinh, phun thuốc diệt côn trùng chuồng trại tại khu vực chăn nuôi, nơi có nguy cơ cao mắc bệnh, nơi buôn bán gia súc, gia cầm và các phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy định… kiên quyết không để dịch bệnh lây lan rộng trên địa bàn.

Để tăng cường kiểm soát dịch bệnh, cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa đang tăng cường kiểm tra, giám sát việc mua bán, vận chuyển gia súc ra, vào địa bàn, đảm bảo việc buôn bán gia súc ra vào địa bàn phải có giấy kiểm dịch vận chuyển hợp lệ.

Các địa phương cũng chỉ đạo việc rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò, dê, trong đó ghi rõ thông tin tình trạng gia súc khỏe mạnh, gia súc có biểu hiện bị bệnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tình trạng xuất bán, giết mổ, vận chuyển gia súc ra khỏi địa bàn.

Tuy đã được khống chế, song đây là loại bệnh mới xuất hiện, lại đang bùng phát tại nhiều tỉnh thành. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại, cũng như khống chế dịch không lây ra diện rộng, cơ quan thú y khuyến cáo các địa phương và người chăn nuôi không chủ quan, lơ là, đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh, công tác tiêu độc khử trùng, nuôi nhốt trâu bò nhằm tránh các nguy cơ lây lan, phát tán dịch bệnh.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16101


Các tin khác:
 Giải pháp cho chăn nuôi gia súc ở các huyện miền núi (22/04/2021)
 Thực hiện quyết liệt các giải pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh (15/04/2021)
 Tiêm phòng khẩn cấp vắc - xin phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh (15/04/2021)
 Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (08/04/2021)
 189.850 con trâu, bò được tiêm vắc - xin viêm da nổi cục (08/04/2021)
 Áp dụng khoa học - kỹ thuật nâng cao tầm vóc đàn gia súc (31/03/2021)
 Thanh Hóa hỗ trợ hơn 3,1 tỷ đồng cho các hộ dân có lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi (25/03/2021)
 Khó khăn trong thực hiện chứng nhận cho các trang trại đạt tiêu chí (25/03/2021)
 Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (16/03/2021)
 Khẩn trương tổ chức tiêm phòng vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò (05/03/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang