Số lượt truy cập
Hôm nay 9939
Hôm qua 58866
Tuần này 173509
Tháng này 3211335
Tất cả 193006919
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 24/07/2020
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm bắng cách cho uống

Như chúng ta đã biết, mỗi loại thuốc, vắc-xin đều được chỉ định đường đưa thuốc nhằm giúp phòng trị đạt hiệu quả tối đa. Trên nhãn sản phẩm đều ghi rõ đường đưa, liều lượng, liệu trình và những khuyến cáo cụ thể.

Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng các đường đưa vắc-xin chính vào cơthể baogồm: (1) đường tiêm; (2) tiêm bắp thịt {IM}, (3); tiêm dưới da {SQ}; (4) nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ miệng, nhúng mỏ; (5) chủng màng cánh; (6) phun sương, khí rung và (7) pha nước uống.

Hiện nay, trong chăn nuôi gia cầm, việc dùng vắc xin theo đường miệng bằng cách pha nước cho uống là một phương pháp tiện dụng, được sử dụng tương đối phổ biến trong các trang trại. Phương pháp thực hiện như sau:

Bước 1: Cần tính toán đủ lượng nước đủ cho lượng gà uống trong 1 thời gian nhất định. Đảm bảo nước phải ở nhiệt độ mát (20 – 22 độ C).

Bước 2: lấy lọ vắc-xin ra khỏi tủ bảo quản hoặc thùng bảo ôn và đưa về nhiệt độ phòng (22 – 25 độ C). Trộn vắc-xin với nước pha vắc-xin, sau đó lắc nhẹ nhàng cho tan đều.

Bước 3: Cho dung dịch vắc-xin vừa pha vào nước đã pha sữa gầy (sữa tách bơ), sau đó khuấy đều.

Bước 4: Trước khi làm vắc-xin cho gà nhịn khát từ 1 -2 giờ. Chia đều vắc-xin ra các thủng nhỏ và bắt đầu cấp vắc-xin cho gà uống ở các bình. Trong quá trình cấp nên xua nhẹ để đàn gà tản đều. Sau khi gà uống hết vắc-xin tiếp tục mở nước cho gà uống bình thường.

Tuy nhiên, để sử dụng vắc-xin phòng  bệnh cho đàn gia cầm bằng cách cho uống  chăn nuôi mang lại hiệu quả cao chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Một là: Phải tính toán hợp lý lượng nước để pha vắc-xin:

- Để đảm bảo tính toán lượng nước hợp lý cần dựa trên nguyên tắc “ăn 1 – uống 2”, có nghĩa là nếu bình thường đàn gà ăn 50 g thức ăn/ngày thì lượng nước cho uống là 100g (tương đương 100ml nước/ngày). Với lượng nước uống như trên, tính trung bình mỗi giờ mỗi con gà uống khoảng 4mlnước (tính cho 24h). Như vậy, nếu dự kiến thời gian gà uống vắc-xin trong 2 giờ và thời gian cắt nước trước khi làm vắc-xin là 2 giờ thì lượng nước cần tính để pha vắc-xin cho gà uống phải là 16 ml nước (4 giờ x 4ml/h). (tuy nhiên, lượng nước này có thể thay đổi tuỳ thuốc vào điều kiện thời tiết và thời gian cắt nước)

Hai là: Nguồn nước pha vắc xin phải đảm bảo chất lượng. Cụ thể:

- Không chứa các hoát chất có tính diệt trùng và các chất tẩy rửa.

- Khi pha vắc-xin hạn chế để dung dịch vắc-xin và nước uống tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

- Không chứa kim loại năng trong nước, độ pH quá cao hoặc quá thấp

- Không dùng nước máy để pha vắc-xin (do trong nước máy thường chứa Chlorine có thể diệt virus vắc-xin).

- Nhiệt độ nước pha vắc-xin tốt nhất khoảng 18 – 22 độ C.

- Không chứa các vi sinh vật có hại như E.coli, Salmonella

* Lưu ý:Nếu nguồn nước có tạp chất, kim loại nặng, chất tẩy rửa hoặc vi sinh ảnh hưởng rất lớn đến gia cầm cũng như hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin.

Ba là: Dụng cụ trước khi uống vắc-xin phải đảm bảo sạch sẽ:

- Bình nước uống vắc-xin phải được vệ sinh sạch bằng nước sạch (chú ý không sử dụng nước có chất tẩy rửa hoặc chất sát trùng vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng vắc-xin).

- Các hệ thống lọc trong bình nước dùng pha vắc-xin phải được vệ sinh sạch và không tồn dư các chất bẩn và các chất lạ khi dùng pha vắc-xin.

- Không nên sử dụng các dụng cụ chứa nước làm bằng kim loại vì có rỉ sét có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng vắc-xin.

  Bốn là: Thời điểm cho uống vắc-xin

  Thời điểm tốt nhất để làm vắc-xin là vào buổi sáng (7 – 8h30 sáng)./.


Nguồn tin: KSCN: Nguyễn Khắc Năm - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17915


Các tin khác:
 Một số lưu ý trong chăn nuôi thỏ. (07/07/2020)
 Hiệu quả mô hình “Sản xuất lac giống mới trên vùng đất chuyên màu không chủ động tưới gắn với tiêu thụ sản phẩm” (07/07/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất hiệu quả cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (07/07/2020)
 Giải pháp tăng sức sống cho gà con hiệu quả trong chăn nuôi - Giảm tỷ lệ chết khi nuôi gà (01/07/2020)
 Các biện pháp phòng chống nắng nóng cho cây trồng, vật nuôi. (01/07/2020)
 Hiệu quả từ mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm. (25/06/2020)
 Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm (12/06/2020)
 Nuôi gà sinh sản - Những điều cần biết (12/06/2020)
 Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (09/06/2020)
 Bệnh khảm lá sắn (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) và biện pháp phòng chống. (09/06/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang