Số lượt truy cập
Hôm nay 21594
Hôm qua 39190
Tuần này 126298
Tháng này 3164125
Tất cả 192959709
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 19/02/2021
Hiệu quả từ mô hình liên kết trong chăn nuôi gà cần phát huy.

Năm 2020, thực hiện nhiệm vụ của Tỉnh, của ngành giao, Trung tâm Khuyến nông đã thực hiện thành công mô hình: Liên kết các hộ trong chăn nuôi gà thịt thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo được thực hiện tại xã Bình Sơn và xã Triệu Thành huyện Triệu Sơn, quy mô 4.800 con gà ri lai nuôi thịt, mỗi hộ nuôi 60-75 con, số hộ tham gia 74 hộ,  thời gian thực hiện 4 tháng, tăng trọng trung bình đạt 1,7-1,9kg/con, mỗi hộ thu lãi 2.400.000 đến 2.500.000 đồng. Cơ bản khi thực hiện mô hình, xuất phát từ việc liên kết với nhau, các hộ nghèo và cận nghèo nắm được quy trình kỹ thuật, biết cách chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà được tốt hơn. Từ đó làm cơ sở nhân rộng mô hình và nâng quy mô đối với những hộ có diện tích chuồng nuôi phù hợp.

Để đạt được kết quả  trên là do Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với UBND xã  Bình Sơn, UBND xã Triệu Thành, cán bộ hợp đồng làm công tác chỉ đạo kỹ thuật của mô hình  triển khai lựa chọn điểm thực hiện mô hình và bình xét chọn hộ gia đình tham gia. Tập huấn kỹ thuật cho các hộ nắm được quy trình kỹ thuật chăn nuôi và một số biện pháp phòng chống bệnh cho gà

Sau khi được tập huấn, các hộ đã tiến hành cải tạo, sửa sang và tu bổ lại từ chuồng nuôi cũ để đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật như nền chuồng cao ráo, độ thông thoáng tốt, sân chơi có hàng rào bằng tre, nứa hoặc lưới quây để quản lý đàn gà, đảm bảo cho gà sinh trưởng và phát triển. Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ hóa chất sát trùng tiêu độc khử trùng chuồng trại, trước khi đưa gà vào nuôi, hướng dẫn chi tiết cụ thể từ việc chuẩn bị chất độn chuồng, bóng điện sưởi ấm, máng uống nước và những thiết bị cần thiết khác... Toàn bộ gà giống khi cấp cho các hộ đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, độ đồng đều cao. Qua quá trình nuôi, theo đánh giá của các hộ giống gà ri lai dễ nuôi, có sức đề kháng tốt, chất lượng thịt thơm ngon, thích nghi tốt với điều kiện địa phương, phù hợp với phương thức nuôi chăn thả.

Các hộ nhân thức ăn hỗn hợp cho gà  1-21 ngày: Thức ăn dạng dập, mảnh, có độ đạm 20,0% đảm bảo cho gà sinh trưởng phát triển ở giai đoạn đầu nuôi úm;

Thức ăn hỗn hợp cho gà  22-60 ngày tuổi: Thức ăn dạng viên, có độ đạm 19%; Thức ăn nằm trong danh mục được phép sản xuất và đã công bố tiều chuẩn chất lượng. Thức ăn không mốc, không sử dụng kháng sinh, hormon và các chất cấm khác theo quy định của nhà nước.

Trong tuần đầu nuôi úm gà con, kết hợp cho uống 4 loại vacxin gồm: IB, Gumboro, Lasota cúm gia cầm. Tất cả các vac xin cấp cho các hộ đều đảm bảo chất lượng, được bảo quản tốt nên trong quá trình sử dụng đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả trong  phòng bệnh cho đàn gà. Vì vậy tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với yêu cầu đề ra.

Là xã vùng núi (Bình Sơn, Triệu Thành) số hộ tham gia mô hình là người nghèo và cận nghèo, chiếm đến 90% là người dân tộc Thái. Nhưng trong quá trình thực hiện mô hình bà con rất ham học hỏi, bằng hình thức tư vấn tại chỗ, được hướng dẫn pha và sử dụng vacxin, sử dụng kháng sinh phòng bệnh cho gà tại hộ, trao đổi qua điện thoại hoặc trao đổi qua lại giữa hộ nuôi gà với nhau, nhận xét, đánh giá, học hỏi rút kinh nghiệm, các hộ đã có tinh thần trách nhiệm cao, vì vậy sau khi kết thúc thời gian và nghiệm thu tổng kết mô hình, các hộ đã bán sản phẩm (gà thịt) cho nhà trẻ, cho nhóm lao động đi làm rừng mua làm thực phẩm. Theo hạch toán, trung bình mỗi hộ thu về 5 đến 6 triệu đồng.  

 Mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi gà thịt, phù hợp với các hộ nông dân miền núi và các hộ nghèo, cận nghèo vì chi phí đầu tư thấp, dễ làm, tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp và công lao động nhàn rỗi, mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều hộ nông dân ngay tại gia đình, từ đó phát triển chăn nuôi hiệu quả, ổn định và bền vững trên địa bàn xã.

- Ngoài việc có được nguồn thu nhập đáng kể, thông qua việc triển khai mô hình cơ bản các hộ đã nắm vững kiến thức, kỹ năng về chăn nuôi sẽ giúp các hộ duy trì và phát triển chăn nuôi trong những năm tiếp theo, từ đó tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững.

So với trước đây nuôi đại trà  thì khi tham gia mô hình các hộ đã có sự thay đổi, chuyển biến khá rõ. Các hộ không còn chăn thả gà tự do mà đã có chuồng trại để gà tránh nắng, tránh mưa và nuôi gà đã có sự kiểm soát. Điều đó, đã giúp cho công tác quản lý đàn gà cũng như phòng bệnh được tốt hơn, tránh thất thoát, tránh lây lan dịch bệnh với các đàn gà khác trong quá trình thực hiện chăn nuôi

                    Hướng dẫn hộ nuôi gà nhỏ vacxin IB                      Lãnh đạo Trung tâm KN kiểm tra

                                                                                                       và tư vấn kỹ thuật tại hộ nuôi gà

Nguồn tin: Lê Thêu - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13021


Các tin khác:
 Hiệu quả từ mô hình “liên kết các hộ trong chăn nuôi gà thịt gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”. (15/02/2021)
 Kỹ thuật vỗ béo bò thịt (29/01/2021)
 Kết quả bước đầu thực hiện mô hình trồng thâm canh cây giổi ăn hạt bằng cấy ghép. (26/01/2021)
 Tăng cường phòng chống rét cho cây trồng vụ Xuân (22/01/2021)
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn theo hướng công nghệ cao (Keo lai mô). (19/01/2021)
 7.985 hộ dân được hưởng lợi từ các mô hình khuyến nông (18/01/2021)
 Phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi (12/01/2021)
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất nghêu giống tại Thanh Hóa (18/12/2020)
 Một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng tại Thanh Hóa (16/12/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình trồng ngô nếp HN68 thâm canh tại Hoằng Hóa. (11/12/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang