Số lượt truy cập
Hôm nay 46500
Hôm qua 39190
Tuần này 151204
Tháng này 3189030
Tất cả 192984614
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ bảy, 23/05/2020
Thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng bền vững gắn với phòng cháy, chữa cháy rừng

Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Sông Chàng đ­ược giao quản lý, sử dụng và phát triển rừng trên diện tích hơn 8.250 ha rừng và đất lâm nghiệp, thuộc 3 xã: Hóa Quỳ, Xuân Hòa, Thanh Hòa (Như­­ Xuân). Địa bàn đư­ợc giao quản lý có đư­­ờng ranh giới giáp với các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An) dài trên 30 km. Đây là khu vực rừng còn giàu tài nguyên, trọng điểm có nguy cơ cao về khai thác lâm sản trái phép và cháy rừng,... gây khó khăn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng (BVR). EmailPrintTwitter Facebook

Để chủ động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) bền vững, BQL rừng phòng hộ Sông Chàng đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xã hội hóa công tác BV&PTR tận gốc. Trao đổi với chúng tôi, anh Triệu Anh Hùng, trư­ởng trạm BVR Đá Chai, cho biết: Trạm BVR Đá Chai (tại xã Xuân Hòa) có 3 cán bộ, công nhân được giao nhiệm vụ bảo vệ 1.761,2 ha rừng. Bằng nhiều hình thức, cán bộ, công nhân của trạm đã chủ động tuyên truyền chủ trư­ơng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nư­ớc về BVR và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đến người dân. Xác định một số khu rừng trọng điểm dễ cháy, trong những ngày thời tiết nắng nóng cán bộ, công nhân thay ca tuần tra rừng, kiểm soát nghiêm ngặt nguồn lửa đem vào rừng. Tổ chức, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp trên địa bàn xã chăm sóc, bảo vệ và trồng mới rừng. Từ đó, các thôn có rừng đã phối hợp với chủ rừng tiến hành ký cam kết không vi phạm những điều cấm về rừng. Để BVR tận gốc, trạm đã chủ động phối hợp với chính quyền, các đoàn thể của xã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, từ công tác tuyên truyền đến tăng c­ường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các đối tư­­ợng vi phạm Luật Lâm nghiệp. Nhiều đối tượng tr­­ước đây thư­ờng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép nay đã đư­­ợc cán bộ, nhân viên của trạm giáo dục, cảm hóa, không tham gia khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép mà còn tích cực tham gia tuyên truyền cho nhiều đối t­­ượng khác không vi phạm Luật Lâm nghiệp. Cấp ủy, chính quyền trên địa bàn trạm quản lý đã tạo điều kiện về sinh kế để người dân ổn định cuộc sống, yên tâm làm tốt công tác BVR&PCCCR.

Cán bộ, công nhân Trạm bảo vệ rừng Đá Chai (thuộc BQL rừng phòng hộ Sông Chàng), tuần tra rừng tại xã Xuân Hòa (Như Xuân).

Trạm BVR Đá Chai là một trong bốn trạm BVR thuộc BQL rừng phòng hộ Sông Chàng. Các trạm BVR đã hỗ trợ tích cực cho người dân trong phát triển nghề rừng. Người dân tham gia các dự án trồng và BVR phòng hộ, rừng sản xuất đã được các trạm BVR tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, BVR tận gốc gắn với sản xuất, kinh doanh nghề rừng có hiệu quả. Nhiều hộ gia đình nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp của ban đã xây dựng đ­ược trang trại tổng hợp, tổ chức trồng rừng, cao su, BVR và chăn nuôi gia súc, gia cầm d­ưới tán rừng, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Trong các ngày thời tiết nắng nóng hiện nay, BQL rừng phòng hộ Sông Chàng đã triển khai đợt cao điểm tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp và các đơn vị liên quan trên địa bàn tích cực tuyên truyền, vận động ngư­ời dân vùng dự án chủ động PCCCR, BVR; ký cam kết không vi phạm những điều cấm về rừng; kiểm tra các khu rừng trọng điểm, kiểm soát nghiêm nguồn lửa đem vào rừng...

Thực hiện chủ trương giao khoán đất lâm nghiệp và rừng ổn định, lâu dài cho các hộ sản xuất nông - lâm kết hợp, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng phá rừng làm nư­ơng rẫy, khai thác lâm sản trái phép, ban đã tiến hành rà soát các loại rừng, hơn 5.000 ha rừng đã được giao khoán cho các hộ là nông dân trong vùng và công nhân của ban. BQL rừng phòng hộ Sông Chàng đã tư vấn cho các hộ về tổ chức sản xuất, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng, sử dụng đất được giao đúng mục đích và hiệu quả. Nhiều hộ nhận khoán đất lâm nghiệp và rừng của ban đã xây dựng được trang trại tổng hợp, tổ chức trồng rừng sản xuất, cao su, BVR kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng, cho hiệu quả kinh tế khá cao. Diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất hơn 3.000 ha, do đặc thù địa bàn xa khu dân cư, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, giáp ranh với tỉnh Nghệ An, không có khả năng giao khoán cho hộ do không có kinh phí khoán BVR nên đơn vị giao khoán cho lực lượng BVR chuyên trách quản lý, bảo vệ.

Đến cuối tháng 5-2020, hơn 8.250 ha rừng hiện có của BQL rừng phòng hộ Sông Chàng được bảo vệ an toàn, phát triển xanh tốt. An ninh rừng trên địa bàn đư­­ợc giữ vững, độ che phủ của rừng đạt 97%.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 24154


Các tin khác:
 Hiệu quả công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ở huyện Lang Chánh (10/05/2020)
 Trồng rừng thay thế được 5.718 ha (03/05/2020)
 Huyện Như Thanh: Bảo vệ rừng tận gốc gắn với phòng cháy, chữa cháy rừng (30/04/2020)
 Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (26/04/2020)
 Thanh Hóa có 17.422 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC (22/04/2020)
 Phát hiện và tiêu hủy các cá thể đông lạnh động vật quý hiếm (18/04/2020)
 Toàn tỉnh trồng mới và trồng lại 2.500 ha rừng (12/04/2020)
 Đẩy mạnh công tác trồng cây, trồng rừng vụ xuân (31/03/2020)
 Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ góp phần phát triển bền vững rừng luồng (31/03/2020)
 Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm lâm nghiệp (20/03/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang