Số lượt truy cập
Hôm nay 47551
Hôm qua 39190
Tuần này 152255
Tháng này 3190081
Tất cả 192985665
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 19/12/2008
Phòng trị bệnh đạo ôn hại lúa xuân 2008.

Theo dự báo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông và PTNT), trong tháng 3 - 4, bệnh đạo ôn sẽ gây hại nặng trên lúa xuân khi đẻ nhánh và trổ bông. Sau đây là cách nhận biết và biện pháp phòng trị bệnh đạo ôn hại lúa xuân.

1. Triệu chứng: Bệnh đạo ôn có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến lúa chín và gây hại ở bẹ lá, lá, lóng thân, cổ bông, gié và hạt.

Vết bệnh trên lá lúa: Thông thường vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ vết dầu, sau chuyển màu xám nhạt. Trên các giống lúa mẫn cảm, vết bệnh to, hình thoi dày màu nâu nhạt, có khi có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu nâu xám. Trên các giống chống bệnh, vết bệnh là những chấm rất nhỏ, hình dạng không đặc trưng. Ở những giống có phản ứng trung gian, vết bệnh có hình tròn hay bầu dục nhỏ, xung quanh có viền màu nâu.
Vết bệnh ở trên cổ bông, cổ gié và hạt lúa: Các vị trí khác nhau của bông lúa đều có thể bị bệnh, các vết màu nâu xám hơi teo thắt lại. Vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm thì bông lúa bị lép trắng hoàn toàn. Nếu bệnh xuất hiện muộn, khi hạt đã vào chắc thì gây hiện tượng gãy cổ bông, làm hạt bị lửng, lép.
Vết bệnh ở hạt không định hình, có màu nâu xám hoặc nâu đen. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn bệnh truyền từ vụ này sang vụ khác.
2. Quy luật phát sinh và phát triển:
Nấm bệnh đạo ôn ưa nhiệt độ tương đối thấp. Nhiệt độ 20-28 0C, ẩm độ không khí cao đến bão hòa (90-100%) và thời tiết âm u trong tháng 3 - 4 lúa xuân  rất thích hợp cho bệnh phát sinh gây hại nặng.
Chân ruộng hẩu, nhiều mùn, trũng ẩm, khó thoát nước; vùng đất mới vỡ hoang, đất nhẹ giữ nước kém, khô hạn và những chân ruộng có lớp sét nông, nghèo dinh dưỡng, bón ít phân chuồng, rất phù hợp cho nấm bệnh đạo ôn phát triển và gây hại.
Bón phân không cân đối, bón thừa đạm, ruộng lúa rậm rạp làm bệnh đạo ôn bị nặng hơn. Trong thực tế, nấm bệnh đạo ôn có nhiều nòi, chúng biến đổi không ngừng, có tính kháng thuốc cao, các năm trước nhiều giống lúa chống được bệnh đạo ôn như: C70, C71, X20, nhưng đến nay cũng bị bệnh ở mức trung bình. Phần lớn các giống lúa cấy trong vụ xuân đều bị nhiễm bệnh đạo ôn.
3. Kỹ thuật phòng trừ:
Biện pháp phòng bệnh: Dọn sạch tàn dư rơm rạ và cây cỏ dại mang bệnh trên đồng ruộng. Bón phân NPK cân đối, hợp lý, đúng giai đoạn. Khi có bệnh xâm nhập phải ngừng bón đạm, ngừng bón kali, ngừng phun phân bón lá, giữ mực nước ngập 2 - 5cm trên ruộng và phun thuốc phòng trừ kịp thời. Tăng cường sử dụng các giống lúa mới lai tạo có gien kháng bệnh trong cơ cấu giống ở những vùng bệnh thường xảy ra ở mức độ nặng.
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước ấm (54 0C) trong 10 phút hoặc các loại thuốc trị đạo ôn như CuSO4 (sunphát đồng) 2-4%; Carbenzim 50WP; Triozon (Beam) 20WP,... trong 24 giờ.
Trị bệnh: Khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng cần phun trừ kịp thời bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu trừ bệnh đạo ôn, nên dùng các loại thuốc nội hấp có tên thương phẩm: Fujione 40EC, Triozon (Beam) 20WP, FILIA- 525EC... Những loại thuốc này sau khi phun 4 giờ gặp mưa không cần phun lại, thuốc có hiệu lực kéo dài sau khi phun 12-15 ngày. Phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10-12 ngày. Hoặc thuốc đặc hiệu có tác dụng tiếp xúc như New Hynosan 30EC (có tác dụng 4-5 ngày sau khi phun nếu không gặp mưa to) phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
Lúa xuân trổ bông sớm trước 30/4, gặp rét muộn, thiếu ánh sáng, có mưa phùn, mua rào, cần phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa thấp thó trỗ (trỗ 5% số bông) bằng một trong các loại thuốc nội hấp trên. Nếu ruộng lúa trước đó đã bị bệnh đạo ôn lá, hay có vết bệnh điển hình cần phun lại lần 2 khi lúa xuôi trái.

           Liều lượng, nồng độ: Nếu phun phòng bệnh (khi bệnh chưa xuất hiện) hoặc loại thuốc mới phun lần đầu, dùng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Khi bệnh đã xâm nhập (có vết bệnh điển hình) hoặc thuốc đã phun nhiều lần cần tăng nồng độ lên 1,2 - 1, 5 lần, cũng có thể phối hợp thuốc tiếp xúc (New Hynosan 30EC) với một trong các loại thuốc nội hấp thì hiệu quả phòng, trừ bệnh mới cao. Dùng bình bơm có “béc” tia nhỏ để phun, cho thêm chất bám dính vào dung dịch thuốc đã pha để tăng thêm hiệu quả của thuốc. Khi lúa trổ bông nên phun vào buổi chiều mát (16-18 giờ).

Nguồn tin: Phòng Quản lý dịch hại,   Tác giả: Phòng Quản lý dịch hại.
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 56458


Các tin khác:
 Hướng dẩn các biện pháp kỹ thuật khắc phục sản xuất vụ đông sau bão , lũ lụt số 5 (22/10/2008)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang