Số lượt truy cập
Hôm nay 36897
Hôm qua 39190
Tuần này 141601
Tháng này 3179427
Tất cả 192975011
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 01/04/2020
Phát triển chăn nuôi theo chuỗi

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh tồn tại 2 phương thức chăn nuôi theo chuỗi, gồm: Chăn nuôi theo chuỗi giá trị khép kín, tức là doanh nghiệp hoặc cá nhân bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng để chăn nuôi; đồng thời, đầu tư hệ thống giết mổ và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm để tiêu thụ sản phẩm.

Phương thức thứ 2 là chăn nuôi theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tức là nhiều tổ chức, cá nhân cùng liên kết với nhau để chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm con nuôi theo hợp đồng kinh tế. Cả 2 phương thức chăn nuôi theo chuỗi này đều giúp người chăn nuôi hạn chế được rủi ro về dịch bệnh, thị trường tiêu thụ ổn định, sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy chăn nuôi theo chuỗi đã và đang được ngành nông nghiệp, các địa phương khuyến khích phát triển

Phát triển chăn nuôi theo chuỗi

Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gia cầm tại xã Điền Trung (Bá Thước).

Để phát triển chăn nuôi theo chuỗi, những năm qua, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã tập trung vận động, khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp, hộ chăn nuôi ứng dụng công nghệ chăn nuôi trang trại có hiệu quả kinh tế cao, nhất là chăn nuôi tập trung. Chú trọng việc nâng cao kiến thức, năng lực cho người chăn nuôi, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ mới trong chăn nuôi, chuyển giao nhanh và áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Đáng chú ý, ngành nông nghiệp đang định hướng cho các địa phương tổ chức lại hệ thống sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm theo chuỗi khép kín từ khâu chăn nuôi, đến tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt, trứng, sữa trong chăn nuôi. Đồng thời, tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và tham gia xuất khẩu, dần hình thành các tổ chức hiệp hội trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành chăn nuôi.

Cùng với việc thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nói trên, ngành nông nghiệp còn chủ động thu hút các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hỗ trợ, đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi trên địa bàn tỉnh. Qua đó, những năm qua, tỉnh đã nhận được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới trong việc hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo chuỗi, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ để xây dựng, thiết lập vùng chăn nuôi điểm, xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực hiện hiệu quả nhóm giải pháp về thu hút đầu tư đã giúp cho tỉnh thu hút được 35 doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị khép kín, như: Công ty CP Nông sản Phú Gia đã đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn tại xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, với số lượng 500 con lợn nái ngoại, lợn thương phẩm dao động từ 3.500 đến 5.000 con/lứa. Đồng thời, xây dựng và phát triển trang trại chăn nuôi gia cầm theo chuỗi giá trị khép kín, quy mô 12.000 con gà bố, mẹ nhập ngoại tại xã Xuân Phú (Thọ Xuân), hàng năm sản xuất tại chỗ khoảng 20 triệu gà con thương phẩm nuôi thịt. Hiện đang nuôi gần 100.000 con, trong đó có 65.000 con sinh sản, 35.000 con hậu bị. Đồng thời, doanh nghiệp còn liên kết với Tập đoàn VietAvis để đầu tư xây dựng và đưa nhà máy giết mổ chế biến xuất khẩu gà vào hoạt động, có công suất giết mổ giai đoạn 1 đạt 2.500 con/giờ.

Ngoài các trang trại chăn nuôi theo chuỗi giá trị khép kín, chăn nuôi theo phương thức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được phát triển khá hiệu quả. Những năm gần đây, đã có không ít doanh nghiệp đầu tư phát triển phương thức chăn nuôi này. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp còn đầu tư thực hiện cả 2 phương thức chăn nuôi theo chuỗi giá trị khép kín và chăn nuôi theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điển hình như: Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam; Công ty Japfa Comfeed Việt Nam, hiện đang triển khai chuỗi liên kết sản xuất và chăn nuôi gà tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, với khoảng 80 trang trại. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tham gia khá tích cực trong việc phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm. Ví như: Chuỗi sản xuất và cung ứng trứng gà công nghiệp của Công ty TNHH thực phẩm sạch Phúc Vinh, với trang trại chăn nuôi gà công nghiệp có quy mô 7.000 con, mỗi tháng cung ứng ra thị ttrường khoảng 17.000 quả trứng. Công ty CP Dịch vụ nông nghiệp Happy Famr Việt Nam hiện đang triển khai chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, chế biến với 50 trang trại chăn nuôi gà thả vườn, với quy mô 150.000 con gà thương phẩm/lứa...

Ông Mai Thế Sang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cho biết: Phát triển chăn nuôi theo chuỗi ngày càng khẳng định được tính hiệu quả, khi mà lợi nhuận kinh tế trung bình từ mỗi trang trại chăn nuôi theo chuỗi đạt từ 1 đến 3 tỷ đồng/lứa, cá biệt có những trang trại của các doanh nghiệp như: Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Japfa Comfeed Việt Nam, lợi nhuận đạt tới 5 đến 7 tỷ đồng/trang trại/lứa. Tuy nhiên, so với tiềm năng của tỉnh Thanh Hóa, thì việc phát triển chăn nuôi theo chuỗi vẫn chưa tương xứng. Vì vậy, thời gian tới, chi cục sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển chăn nuôi theo chuỗi; trong đó, sẽ tập trung thực hiện nhóm giải pháp về thu hút doanh nghiệp, xây dựng và mở rộng quy mô các khu trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn sinh học.


.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 21847


Các tin khác:
 Toàn tỉnh có 1.530 cơ sở chăn nuôi lợn thực hiện tái đàn sau dịch bệnh tả lợn châu Phi (01/04/2020)
 Để công tác quản lý giống vật nuôi phát huy hiệu quả (30/03/2020)
 Thanh Hóa không còn bệnh dịch cúm gia cầm H5N6 (25/03/2020)
 Đảm bảo nguồn giống phục vụ tái đàn lợn sau dịch (24/03/2020)
 Huyện Nga Sơn tái đàn chăn nuôi lợn an toàn sinh học (23/03/2020)
 Để tiêu thụ con nuôi đặc sản bền vững (13/03/2020)
 Tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (09/03/2020)
 Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch cúm gia cầm A/H5N6 (24/02/2020)
 Tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển gia súc, gia cầm (20/02/2020)
  Thứ sáu, 14/02/2020 Dịch cúm A/H5N6 chủ yếu xuất hiện trên đàn gia cầm chưa tiêm phòng vắc xin (14/02/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang