Số lượt truy cập
Hôm nay 40755
Hôm qua 39190
Tuần này 145459
Tháng này 3183285
Tất cả 192978869
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 07/09/2020
Nuôi dê - Những điều cần biết.

Dê là loài động vật nhai lại, được nuôi để lấy thịt dê, sữa dê và da dê. Đây là giống gia súc có khả năng sinh sản cao, cho nhiều thịt, mắn đẻ. Dê sinh sống ở khắp nơi, từ những vùng nóng, vùng lạnh, vùng đồng bằng cho đến vùng đồi núi.

Dê là gia súc có khả năng sinh sản nhanh. Thông thường tuổi động dục lần đầu của dê là 6 - 8 tháng, tuổi phối giống lần đầu là 8 - 10 tháng, tuổi đẻ lứa đầu là 13 -15 tháng. Dê rất mắn đẻ bình quân mỗi năm đẻ 2 lứa

Dê đực thường lớn nhanh hơn dê cái. Ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê đạt: 90 – 120 g/con/ngày;  giai đoạn 4 – 12 tháng 70 – 110 g/con/ngày, giai đoạn 18 – 24 tháng sinh trưởng của dê giảm xuống 20 – 30g/con/ngày, và sau đó khả năng sinh trưởng thấp hẳn, giảm dần và đến tuổi trưởng thành khả năng sinh trưởng giảm hẳn và khối lượng thay đổi không rõ rệt nữa.

Dê là loài gia súc nhai lại, có dạ dày 4 túi gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Ở dê trưởng thành dạ cỏ phát triển mạnh, chiếm tới 80% dung tích của toàn bộ dạ dày.Khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của dê rất lớn, phong phú về chủng loại và có sự khác biệt so với trâu, bò ... Dê ăn được nhiều loại thức ăn có  độc tố, cay, đắng mà gia súc khác không ăn được như lá xoan, lá xà cừ, lá keo tai tượng, dê có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ,cỏ nghèo dinh dưỡng, dê ăn được nhiều loại lá hơn và thích ứng rộng với các mùi vị của cây lá. Một số loài cây mà trâu, bò không ăn nhưng dê vẫn sử dụng được. Dê rất phàm ăn và thường tìm thức ăn mới (khả năng tái sinh đồng cỏ nhanh, do tập tính của dê ăn trên cao, đầu tư vốn ít, chuồng trại đơn giản thức ăn có sẵn trong tự nhiên). Cũng như ở các loài nhai lại khác, dạ cỏ được coi như “một thùng lên men lớn”. Tiêu hoá ở dạ cỏ có vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá của gia súc nhai lại 50% vật chất khô của khẩu phần được tiêu hoá ở dạ cỏ nhờ quá trình lên men của vi sinh vật. Vi sinh vật trong dạ cỏ sinh sôi và phát triển mạnh nhờ có các điều kiện thuận lợi: môi trường yếm khí; nhiệt độ;  ẩm độ, nuôidưỡng dê thực chất là cung cấp và tạo các điều kiện thuận lợi nhất để cho hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển.

Hiểu biết tập tính của dê rất quan trọng, vì nó giúp cho người chăn nuôi biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng dê hợp lý, phù hợp để nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi. Dê có khả năng chịu khát rất giỏi,chịu đựng kham khổ, khí hậu nóng ẩm, linh hoạt nên ngoài khả năng gặm cỏ như trâu, bò..., dê còn có khả năng đứng bằng hai chân, bứt các loại lá cây, hoa trên cao, thậm chí trèo lên cây để chọn, bứt các phần ngon. Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m. Thức ăn để sát mặt đất dê thường khó ăn. Khi để tự do, dê có khả năng tự tìm chọn loại thức ăn thích nhất để ăn; thức ăn rơi vãi, dính bẩn bùn đất dê thường bỏ lại không ăn.Dê là loài vật có tính khí ưa chạy nhảy, di chuyển nhanh trong khi kiếm ăn. Mỗi ngày chúng có thể chạy nhảy, di chuyển khoảng 15km.Dê có tập tính bầy đàn cao, ngủ nhiều lần trong ngày. Khứu giác và thính giác của dê rất phát triển nên dê rất nhạy cảm với tiếng động. Dê còn có khả năng tự chịu đựng và dấu bệnh. Khi dê ốm thường vẫn cố theo đàn cho đến khi kiệt sức ngã quỵ xuống mới thôi. Vì vậy, khi chăm sóc dê phải quan tâm tỷ mỉ mới phát hiện được dê mắc bệnh để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Dê là một loài vật có tính khí bất thường và hiếu động. Khi gặp nguy hiểm dê có vẻ hung hăng và liều mạng nhưng đôi khi tỏ ra rất nhát và hoảng sợ trước một vật lạ. Trước một thú dữ dê rất sợ, xô đẩy nhau, trèo hoặc rúc đầu vào khe chuồng, tính ương bướng của dê là thích làm trái ý con người như: Muốn chăn đường này thì chúng lại đi đường khác tuy nhiên dê là loài vật có trí khôn, rất mến người khi chăm sóc, cho chúng ăn và nhận biết được người quen từ xa.

Dê hoạt động sinh dục quanh năm có khả năng phối giống rất mạnh, dê có tính hay ghen nếu có một dê đực khác đến gần một dê cái thì nó húc đầu đánh đuổi. Dê thường sống tập trung từng đàn, mỗi con trong đàn có một vị trí xã hội nhất định. Những con mới nhập đàn cần phải thử sức để xác định vị trí của nó. Chọi nhau là hình thức thử sức phổ biến trong đàn dê.

Dê đực và dê cái đều có tuyến hôi hình lưỡi liềm nằm ở gốc của sừng. Tuyến hôi tiết ra mùi riêng biệt để dê nhận biết nhau. Ðối với dê đây là mùi hấp dẫn vì thế ta vẫn quan sát thấy trong đàn đê thường cọ đầu vào nhau. Người ta thường khử tuyến hôi bằng cách dùng một miếng sắt hình móng ngựa, nung đỏ rồi đốt sâu vào da ở vị trí của tuyến hôi đó.

Hình ảnh: Nuôi dê trên sàn tại hộ Nguyễn Văn Tuyển (thôn 3) Vĩnh An, Vĩnh Lộc Thanh Hóa

Nguồn tin: Lê Thêu - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16417


Các tin khác:
 Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa giai đoạn làm đòng. (11/08/2020)
 Thanh Hóa: Cây đậu tương quý trên vùng đất khô hạn Vĩnh Lộc. (03/08/2020)
 Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học tại Thanh Hóa. (28/07/2020)
 Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm bắng cách cho uống (24/07/2020)
 Một số lưu ý trong chăn nuôi thỏ. (07/07/2020)
 Hiệu quả mô hình “Sản xuất lac giống mới trên vùng đất chuyên màu không chủ động tưới gắn với tiêu thụ sản phẩm” (07/07/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất hiệu quả cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (07/07/2020)
 Giải pháp tăng sức sống cho gà con hiệu quả trong chăn nuôi - Giảm tỷ lệ chết khi nuôi gà (01/07/2020)
 Các biện pháp phòng chống nắng nóng cho cây trồng, vật nuôi. (01/07/2020)
 Hiệu quả từ mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm. (25/06/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang