Số lượt truy cập
Hôm nay 15931
Hôm qua 58866
Tuần này 179501
Tháng này 3217327
Tất cả 193012911
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 09/03/2020
Ứng dụng phần mềm lập khẩu phần thức ăn cho gia súc nhằm giảm phát thải khí nhà kính

Vừa qua, tại Hà Nội, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội phối hợp với Cục Chăn nuôi và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Hội nghị Tổng kết dự án “Tăng cường năng lực trong chiến lược giảm phát thải khí nhà kính”. Đây là dự án hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhằm cung cấp các khuyến nghị về khẩu phần thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ mục tiêu phát triển phát thải thấp cho ngành bò sữa Việt Nam, triển khai từ năm 2012.

Tại hội nghị, ông Benjamin Petlock – Tùy viên cao cấp nông nghiệp, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Bộ NN & PTNT Việt Nam, trong đó có kết quả của việc thiết kế phần mềm “lập khẩu phần thức ăn” cho gia súc nhai lại, nhằm giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường sự bền vững của các hệ thống chăn nuôi, tối ưu hóa năng suất và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Trong khuôn khổ dự án, các chuyên gia chăn nuôi từ Đại học California (UC) Davis hợp tác với Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thiết kế phần mềm do UC Davis phát triển để phát triển khẩu phần cho bò thịt và gia súc. Phần mềm được dịch sang tiếng Việt và hiện được Bộ NN & PTNN cung cấp miễn phí trên trang web của Cục Chăn nuôi, bà con có thể tải về sử dụng. Đây là dự án phát triển cơ sở dữ liệu thức ăn quốc gia đầu tiên cho Việt Nam bao gồm hơn 1.100 loại thức ăn thô xanh, là một trong những cơ sở dữ liệu thức ăn tổng hợp lớn nhất trên toàn cầu (bao gồm thức ăn thô xanh có sẵn trên thị trường quốc tế, nguồn thức ăn có sẵn theo mùa, theo vùng tại Việt Nam), hướng dẫn khẩu phần thức ăn theo mùa cho 8 vùng trên cả nước. Khoảng 300 cán bộ khuyến nông và chuyên gia chăn nuôi, cũng như gần 4.000 sinh viên nghiên cứu chăn nuôi, đã được đào tạo về cách sử dụng phần mềm để phát triển khẩu phần thức ăn được cải thiện.

Bà Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: “Việc ứng dụng phần mềm lập khẩu phần thức ăn cho gia súc có tác động đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường. Cụ thể, trong chăn nuôi bò thịt đã giúp người sản xuất cân đối, tận dụng tài nguyên thức ăn tại chỗ, các chế phụ phẩm có sẵn, kết quả bò thịt tăng trọng tốt, giảm sử dụng thức ăn tinh, giúp tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Về hiệu quả môi trường, giúp giảm khí metan phát thải ra môi trường”.

Tuy nhiên, qua triển khai thực tế cho thấy, hiện phần mềm này mới thích hợp với đối tượng là trang trại chăn nuôi lớn, chuỗi liên kết, hợp tác xã. Nông hộ chăn nuôi nhỏ rất khó ứng dụng vì tốn kém nguồn lực đầu tư. Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng: Theo tính toán, sản xuất 1kg thịt bò nuôi theo phương pháp truyền thống sẽ phát thải ra môi trường hơn 295kg khí CO2 quy đổi. Muốn người chăn nuôi áp dụng phần mềm thì chúng ta phải có cơ chế giá nhằm tiến tới nền sản xuất carbon thấp, thậm chí không carbon. Do đó chúng tôi kiến nghị cần đưa cơ chế giá carbon thấp vào kế hoạch, chiến lược của ngành nông nghiệp.

Tiếp nối kết quả đạt được, dự án được mở rộng dữ liệu và công cụ, trình diễn tại các tỉnh, phần mềm được áp dụng như là tiêu chuẩn thực hành tốt nhất đối với ngành chăn nuôi gia súc. Năm 2020, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng tài liệu tập huấn, mô hình, chia sẻ bài học kinh nghiệm để đưa vào hệ thống chính sách, các chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu để kỳ vọng ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phát triển bền vững hơn.

Nguồn tin: khuyennongvn.gov.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16081


Các tin khác:
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm". (10/01/2020)
 Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh bằng giống ươm trong bầu hữu cơ. (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại xã miền núi Thành Công (02/01/2020)
 Một số lưu ý trong thâm canh lúa vụ xuân 2020 (02/01/2020)
 Bệnh tích nước xoang bụng ở gà (02/01/2020)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi vịt sinh sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (02/01/2020)
 Sự tồn tại của Virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong các điều kiện môi trường khác nhau và khả năng lây truyền mầm bệnh (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ lớp tập huấn ICM trên các cây trồng vụ Đông 2019  (02/01/2020)
 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển  (02/01/2020)
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (11/12/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang