Số lượt truy cập
Hôm nay 5115
Hôm qua 58866
Tuần này 168685
Tháng này 3206511
Tất cả 193002095
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 03/02/2021
Hiệu quả nguồn vốn vay phát triển nuôi trồng thủy sản

Thời gian qua, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều giải pháp ưu tiên hỗ trợ tín dụng cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Trước khi được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), ông Nguyễn Viết Thực, thôn Sơn Trang, xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) đã đấu thầu 4 ha đất đầm lầy nuôi trồng thủy sản. Ban đầu, gia đình ông do chưa được đầu tư nuôi với hình thức quảng canh nên hiệu quả kinh tế không cao. Đến năm 2016, ông đã huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng 5 ao với diện tích 1.400m2 để nuôi tôm công nghiệp. Được hướng dẫn của tổ tiết kiệm và vay vốn của hội nông dân xã, ông Thực đã tiếp cận và vay vốn tín dụng chính sách 80 triệu đồng (theo chương trình giải quyết việc làm). Ông Nguyễn Viết Thực, cho biết: Trong lúc gia đình đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn để đầu tư thì được vay nguồn vốn tín dụng chính sách. Mặc dù nguồn vốn vay theo quy định không nhiều nhưng đó là động lực để gia đình tiếp tục đầu tư phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, với 5 ao nuôi, mỗi năm nuôi được 2 vụ tôm công nghiệp cho năng suất khoảng 25 tấn tôm, sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, cơ sở nuôi tôm công nghiệp của gia đình ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với thu nhập 10 triệu đồng/người/tháng. 

Nhờ nguồn vốn vay, gia đình ông Nguyễn Viết Thực, thôn Sơn Trang, xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) đầu tư phát triển nuôi tôm công nghiệp.

Huyện Hoằng Hóa có 891 hộ nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ tập trung ở các xã ven biển, nên điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Ông Vương Hùng Cường, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hoằng Hóa, cho biết: Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội nhận ủy thác rà soát các hộ khó khăn, có nhu cầu thực để tư vấn, hỗ trợ các hộ vay vốn. Trước đây, đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo khi vay vốn Ngân hàng CSXH chỉ được vay tối đa 50 triệu đồng, thời hạn vay là 5 năm thì nay ngân hàng đã nâng mức vay lên đến 100 triệu đồng và thời hạn vay lên đến 10 năm. Đây là cơ hội tốt để những hộ nghèo có thể đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Toàn tỉnh hiện có gần 18.000 ha nuôi trồng thủy sản, với 2.100 cơ sở, hộ trực tiếp nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ. Thời gian qua, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều giải pháp ưu tiên hỗ trợ tín dụng cho các hộ đầu tư phát triển các mô hình kinh tế nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Nhờ được tiếp cận vốn vay ưu đãi, nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản công nghiệp, công nghệ cao đã khẳng định hướng đi đúng trong phát triển kinh tế biển của các địa phương ven biển và giúp nhiều hộ dân xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay khiến người dân khó tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng trong lĩnh vực thủy sản là do chính sách quản lý về đất đai vùng bãi ngang, đất đấu thầu của xã nên thời hạn hợp đồng ngắn. Do đó không đủ điều kiện để người dân thế chấp, mức độ rủi ro cao, tài sản thế chấp khác lại không có nên ngân hàng cũng không đủ căn cứ pháp lý để cho khách hàng vay vốn sản xuất lĩnh vực thủy sản. Ngoài ra, các khoản vay từ các hộ dân thường nhỏ lẻ, gây khó khăn cho ngân hàng, tổ chức tín dụng trong quản lý. Cho vay theo chuỗi giá trị sản xuất thủy sản còn gặp những khó khăn, tính liên kết của người nuôi và bao tiêu sản phẩm trong sản xuất còn lỏng lẻo; việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng của một số hộ nuôi trồng thủy sản còn yếu.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16917


Các tin khác:
 Hiệu quả nghề nuôi cá chép đỏ tại thị trấn Tân Phong (29/01/2021)
 Vững vàng vươn khơi (18/01/2021)
 Kỳ vọng những chuyến biển cuối năm (12/01/2021)
 Thị xã Nghi Sơn: Năm 2020 tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 37.569 tấn (04/01/2021)
 Thực hiện các biện pháp giảm nợ xấu cho tàu 67 (06/12/2020)
 Khó khăn trong tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản (01/11/2020)
 Toàn tỉnh khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 145.000 tấn (12/10/2020)
 Ngăn chặn tình trạng sử dụng xung điện và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản (06/10/2020)
 Những chuyển biến trong phát triển thủy sản (05/10/2020)
 Xã Nga Tân phát triển nuôi trồng thủy sản công nghệ cao (05/10/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang