Số lượt truy cập
Hôm nay 3974
Hôm qua 58866
Tuần này 167544
Tháng này 3205370
Tất cả 193000954
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 23/03/2020
Thành công bước đầu từ công nghệ cắt ghép cây ăn quả

Để “trẻ hóa” cây ăn quả trồng lâu năm có năng suất, chất lượng thấp, người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, thực hiện công nghệ cắt, ghép để cải tạo. Bước đầu đã mang lại thành công và đang được nhân rộng.

Thành công bước đầu từ công nghệ cắt ghép cây ăn quả

Mô hình cắt ghép cải tạo bưởi xã Đông Hoàng (Đông Sơn).

Năm 2018, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Như Thanh đã tiến hành rà soát, khảo sát thực tế về cây ăn quả tại các xã trên địa bàn. Qua đó cho thấy, số lượng cây nhãn có độ tuổi từ 6 đến 30 năm và giống bưởi chua, bưởi Mỹ,... tương đối nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không cao, thậm chí nhiều năm không cho thu hoạch. Trước tình hình đó, huyện hội đã trăn trở làm cách nào để người dân thay đổi tư duy, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Theo đó, huyện hội đã vận động người dân trên địa bàn thực hiện cải tạo 2 loại cây nhãn và bưởi, ứng dụng công nghệ ghép mắt bằng các giống có chất lượng cao hơn. Hiện, toàn huyện có 8 xã, thị trấn đã thực hiện ghép hơn 14 nghìn mắt cho 427 cây nhãn và bưởi. Kết quả nghiệm thu có hơn 12 nghìn mắt nở, đạt trên 91%; các chồi ghép đang sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, để có được cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, người dân cần quan tâm về chế độ dinh dưỡng, công tác phòng trừ sâu bệnh,...

Hiện nay, trên địa bàn huyện Thọ Xuân có khoảng 1.084 ha cây ăn quả, trong đó có hơn 100 ha trồng cây nhãn. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, người trồng nhãn đang gặp khó khăn, do đa số cây đã nhiều năm tuổi, dễ nhiễm bệnh,... Bên cạnh đó, phần lớn người dân chưa áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao,... Trước thực trạng trên, từ năm 2016, Hội Làm vườn và Trang trại huyện đã triển khai thực hiện mô hình cải tạo thay thế các giống nhãn cũ bằng giống nhãn Miền Thiết, có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên. Đặc điểm nổi trội là quả to tròn, vỏ màu vàng sáng, vị ngọt đậm, thơm mát, là một trong những giống nhãn ngon cho năng suất cao phù hợp với nhiều địa phương; nhất là, thời gian chín muộn hơn giống nhãn cũ, tránh được nhãn đại trà nên giá bán cao hơn. Theo đó, các xã trên địa bàn huyện đã phối hợp với Công ty TNHH Giống cây trồng Minh Đức khảo sát, lựa chọn các hộ gia đình có nhu cầu ghép cải tạo vườn nhãn để tổ chức tập huấn kỹ thuật ghép và chăm sóc cây sau ghép, kỹ thuật cắt cành, tạo tán, chăm sóc cây sau ghép đến khi có cây có quả. Kết quả, đã ghép được 307 cây nhãn, số lượng mắt ghép bình quân 1 cây từ 50 mắt trở lên, tỷ lệ sống đạt 90-95%, số cành chăm sóc ra quả trung bình 48 cành/cây. Qua theo dõi mô hình cho thấy cây nhãn được cải tạo cắt ghép sinh trưởng tốt, giúp hạ thấp chiều cao cây, thuận lợi cho công tác thu hoạch và chăm sóc, tạo tán đẹp, kéo dài tuổi thọ, chất lượng quả tốt hơn. Năng suất dự kiến năm thứ 2 sau khi cắt ghép là 65 kg/cây, năng suất từ năm thứ 3 trở đi cao gấp 3 lần năng suất giống cây nhãn cũ.

Tuy công nghệ cắt ghép cây ăn quả chỉ mới thành công bước đầu nhưng đã được người dân nhân rộng ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, như: Nga Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Như Thanh,... chủ yếu ở cây nhãn và bưởi. Đến nay, đã có hơn 3.000 cây ghép cải tạo với hơn 116.668 đoạn cành ghép. Ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, cho biết: Công nghệ cắt ghép cây ăn quả có nhiều ưu điểm, như: Cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt nhờ hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép, hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất lợi, như: Chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh,... có khả năng hồi phục sinh trưởng cây, duy trì giống cây quý. Ngoài ra, nghề làm vườn ươm sản xuất cây ghép cũng mang lại thu nhập cao cho người dân. Những vườn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật như ghép mắt, tỉa cành, xử lý cho ra hoa đậu quả,... sau một năm đã cho quả có chất lượng tốt, năng suất cao hơn cây trồng cũ.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 42697


Các tin khác:
 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến (18/03/2020)
 Hội nghị giới thiệu phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn (14/07/2019)
 Kỹ thuật nuôi cá 'hot' nhất hiện nay (03/07/2019)
 Biện pháp xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP bằng phương pháp đốt (03/07/2019)
 Quy trình sản xuất giá thể mạ khay và phương pháp sản xuất mạ khay (03/07/2019)
 Một số tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất rau (27/06/2019)
 Nông dân Thanh Hóa tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (27/06/2019)
 Chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi (27/06/2019)
 Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản tổ chức “Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; phổ biến văn bản mới có liên quan đến công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản; thống nhất phương pháp tính các chỉ tiêu về ATTP và hướng dẫn nghiệp vụ lấy mẫu thực phẩm, kiểm tra nhanh tại hiện trường năm 2018”. (16/03/2018)
 Ngày 12/02/2018, Lãnh đạo chuyên môn phối hợp cùng BCH Công đoàn Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức, LĐHĐ năm 2018. (12/02/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang