Số lượt truy cập
Hôm nay 31829
Hôm qua 39190
Tuần này 136533
Tháng này 3174359
Tất cả 192969943
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 26/05/2020
Lấy HTX làm “hạt nhân” phát triển nông nghiệp hàng hóa ở cấp xã

Thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 630 HTX nông nghiệp với 71.040 thành viên, trong đó, số lao động làm việc thường xuyên là 23.680 người.

Nếu phân thành các mảng hoạt động chính, hiện toàn tỉnh có 52 HTX nông nghiệp đang ứng dụng công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao vào quá trình sản xuất, kinh doanh. 68,9% số HTX, tương đương 434 HTX hiện đang tham gia liên kết sản xuất, hoạt động hiệu quả. Sôi động nhất có lẽ là các HTX hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt (có 97 HTX), với diện tích sản xuất lên tới hơn 10.000 ha. Hiện tại, mỗi năm, doanh thu bình quân của mỗi HTX đạt 1,44 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân 156 triệu đồng/HTX. Sau chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, các HTX có nhiều chuyển biến tích cực, số khâu dịch vụ trung bình đã tăng từ 4 lên 6 khâu tại mỗi HTX.

Vùng liên kết trồng dưa hấu của HTX dịch vụ nông nghiệp xã Nga Trung (Nga Sơn).

Ngoài ra, các HTX nông nghiệp đã thành lập các tổ dịch vụ trong lòng HTX để thực hiện từng khâu dịch vụ nông nghiệp, như: Tổ dịch vụ bảo nông, tổ dịch vụ bảo vệ đồng điền, tổ dịch vụ làm đất, tổ dịch vụ thủy lợi, tổ dịch vụ thu hoạch... Toàn tỉnh hiện có gần 6.000 tổ dịch vụ nằm trong các HTX, góp phần chuyên môn hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh đều có các HTX, nhiều địa phương còn phát triển được 2 đến 3 HTX, đơn cử như xã Định Tường cũ (nay sáp nhập vào thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định), xã Yên Thọ (Như Thanh)... Nhiều năm gần đây, chính các HTX đã trở thành “cầu nối” giữa doanh nghiệp và nông dân. Ở đó, HTX vận động nông dân địa phương góp đất thành những vùng sản xuất lớn, đứng ra cung ứng giống, phân bón, triển khai dịch vụ làm đất, thủy lợi, rồi thu hoạch. Cùng với đó, các HTX đứng ra ký hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Nhiều diện tích cây trồng nhờ đó mà được sản xuất tập trung theo quy mô lớn, có đầu ra ổn định.

Nhiều năm gần đây, Thanh Hóa luôn duy trì diện tích cây lúa từ 237 đến 238 nghìn ha mỗi năm, bình quân diện tích trồng lúa trong tỉnh 0,2 ha/hộ. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, mỗi hộ nông dân vẫn còn 3 – 4 mảnh ruộng nên bị phân nhỏ lẻ, manh mún. Chính các HTX có vai trò lớn trong tích tụ đất trồng lúa, vận động nhân dân góp lại thành từng khu đồng lớn để sản xuất. Đây cũng là điều kiện quan trọng để đưa cơ giới hóa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lúa, giảm chi phí đầu tư và công lao động của nông dân. HTX cũng chính là hạt nhân để các địa phương triển khai vùng thâm canh lúa năng suất chất lượng, hiệu quả cao theo chủ trương của tỉnh. Diện tích vùng lúa chuyên canh, thâm canh này hiện vẫn ổn định khoảng 75 nghìn ha mỗi năm, chuyên sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa năng suất cao phục vụ chế biến, lúa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng. Hiện nay, gần 20% sản lượng gạo hàng năm của Thanh Hóa được cung ứng qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận.

Với cây trồng chính tiếp theo là cây ngô, hiện mỗi năm toàn tỉnh gieo trồng từ 45 đến 50 nghìn ha. Các HTX cũng có vai trò lớn trong liên kết sản xuất, tiêu thụ ngô, nhất là cây ngô ngọt trong vụ đông và vụ thu. Tại các huyện trung du và miền núi, cây mía vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong diện tích trồng trọt với tổng diện tích mía đứng hằng năm từ 25 đến 26 nghìn ha. Các HTX đang thể hiện vai trò lớn trong đứng ra liên kết sản xuất – tiêu thụ với các nhà máy đường trong tỉnh, từng bước hình thành những cánh đồng mẫu lớn, trồng cùng loại giống, ứng dụng cơ giới hóa. Nhiều HTX tại các huyện Thọ Xuân, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân, Thường Xuân đã đồng hành cùng nông dân, hình thành nên những cánh đồng mía cho năng suất hơn 100 tấn/ha. Hiện nay, lợi nhuận bình quân của trồng mía trên đất đồi của Thanh Hóa đã đạt 11,3 triệu đồng/ha, trên đất ruộng và đất bãi đạt 17,7 triệu đồng/ha.

Vai trò rõ nét nhất của các HTX ở những huyện đồng bằng và trung du của tỉnh là liên kết sản xuất và tiêu thụ các cây rau màu, củ quả. Diện tích đất chuyên sản xuất rau – củ - quả của tỉnh đạt khoảng 8.000 ha, tính trung bình 3 vụ/năm nên tổng diện tích gieo trồng đạt khoảng 24.000 ha mỗi năm. Thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay có khoảng 8.400 ha rau màu các loại được các nhà máy bao tiêu sản phẩm mỗi năm. Đó chủ yếu có vai trò đứng ra liên kết sản xuất của các HTX.

Theo xu thế vận động của thực tiễn, hiện nay, các mô hình sản xuất nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình dần trở nên ít hiệu quả, thay vào đó là phải dần chuyển đổi thành những mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn để dễ dàng áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, liên hệ đầu ra cho sản phẩm... Bước đầu, các HTX nông nghiệp ở các xã đang cho thấy vai trò “hạt nhân” của mình về nhiệm vụ này. Vấn đề đặt ra là đừng để cơ chế quản lý của các HTX hiện nay đi vào “vết xe đổ” quan liêu, duy ý chí, thiếu tính dân chủ và triệt tiêu sáng tạo như đa phần các HTX thời bao cấp.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 29273


Các tin khác:
 Tăng cường công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (12/05/2020)
 Tham gia Chương trình OCOP hướng đi mới của kinh tế hợp tác xã (04/05/2020)
 Toàn tỉnh gieo trồng được hơn 800 ha dưa các loại (03/05/2020)
 Tháo gỡ khó khăn cho các HTX nông nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 (01/05/2020)
 Thanh Hóa ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực (01/05/2020)
 Toàn tỉnh có 1.127 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp (30/03/2020)
 87 HTX nông nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 (30/03/2020)
 Phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (27/03/2020)
 Tiêu chí kinh tế trang trại (24/03/2020)
 Gỡ “nút thắt” trong liên kết và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp (19/03/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang