Số lượt truy cập
Hôm nay 25668
Hôm qua 58866
Tuần này 189238
Tháng này 3227064
Tất cả 193022648
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 15/04/2020
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hạn chế tác động của dịch bệnh COVID-19

Để giúp các địa phương đạt được hiệu quả kinh tế cao khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa xây dựng kịch bản, đề xuất các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Dịch bệnh COVID-19 đã và đang ảnh hưởng toàn diện đến sản xuất của ngành nông nghiệp. Trong lĩnh vực trồng trọt, những sản phẩm hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các loại cây trồng xuất khẩu hoặc được sử dụng chế biến để phục vụ xuất khẩu, như: Ớt, sắn nguyên liệu.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có 4.000 ha trồng cây ớt xuất khẩu, với tổng sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm. Có khoảng 52% sản lượng ớt toàn tỉnh được tiêu thụ tại thị trường nội địa, tương đương với 15.500 tấn và 48% sản lượng ớt được xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, tương đương với 14.500 tấn. Sắn nguyên liệu có tổng diện tích 11.000 ha, với sản lượng 176.000 tấn/năm. Đây là 2 loại cây trồng đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19 và dự báo sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới.

Để hạn chế tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với lĩnh vực trồng trọt, nhất là đối với các cây trồng phục vụ chế biến xuất khẩu, ngành nông nghiệp đã và đang định hướng cho các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo đó, các địa phương đang tích cực chuyển đổi sang các loại cây trồng khác mà thị trường nội còn dư địa, như: Rau ăn lá, cây thức ăn chăn nuôi, ngô.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hạn chế tác động của dịch bệnh COVID-19

Diện tích trồng ớt xuất khẩu xã Minh Tân (Vĩnh Lộc) đang được rà soát, khuyến cáo chuyển đổi sang các loại cây trồng khác, hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Hiện tại, trên địa bàn huyện Yên Định có 1.000 ha ớt xuất khẩu, với sản lượng khoảng 8.000 đến 9.000 tấn/năm. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, huyện đã xây dựng giải pháp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với diện tích trồng ớt xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro về thị trường tiêu thụ. Ông Trịnh Xuân Qúy, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Yên Định, cho biết: Do người dân được tuyên truyền và theo dõi sát tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19, hiểu được khó khăn trong sản xuất nông nghiệp trong thời điểm hiện tại, nên việc chuyển đổi diện tích trồng ớt xuất khẩu sang các cây trồng khác được bà con nông dân đồng tình hưởng ứng. Bên cạnh đó, do trình độ canh tác các loại cây rau màu của người dân trên địa bàn huyện khá cao và nhiều kinh nghiệm, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được thực hiện khá thuận lợi nên đã chuyển đổi được hơn 100 ha trồng ớt sang trồng các cây trồng khác. Các xã, thị trấn có diện tích trồng ớt xuất khẩu đang tiếp tục tập trung thực hiện rà soát, thống kê diện tích để tiến hành thực hiện chuyển đổi sang các loại cây trồng phù hợp với lịch thời vụ và thị trường tiêu thụ. Các loại cây trồng được huyện đưa vào cơ cấu chuyển đổi, gồm: Cây thức ăn chăn nuôi, các loại cây rau màu có sức tiêu thụ nội địa cao.

Để giúp các địa phương đạt được hiệu quả kinh tế cao khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa xây dựng kịch bản, đề xuất các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Căn cứ vào việc đánh giá các cây trồng đang bị ảnh hưởng và phân tích nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa, chi cục đã xây dựng danh mục các loại cây trồng được khuyến cáo chuyển đổi, từ đó làm định hướng, căn cứ cho các địa phương thực hiện chuyển đổi.

Theo đánh giá, phân tích của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi xanh trên địa bàn tỉnh hàng năm ở khoảng mức 3,9 triệu tấn, tương đương với khoảng 24.000 ha. Tuy nhiên, hiện nay toàn tỉnh mới trồng được gần 13.000 ha các loại cây sử dụng làm thức ăn chăn nuôi này đạt hơn 50% nhu cầu thực tế sử dụng. Vì vậy, chi cục khuyến cáo các địa phương cần tiếp tục mở rộng diện tích cây thức ăn chăn nuôi. Đây cũng là loại cây trồng thuộc diện ngắn ngày, lại là cây lợi thế của tỉnh, nên phù hợp với điều kiện canh tác của các địa phương trong tỉnh.

Loại cây trồng thứ 2 được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa khuyến cáo chuyển đổi là cây khoai tây phục vụ chế biến. Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện liên kết với Viện Sinh học nông nghiệp và Công ty Orion Việt Nam để trồng khoai tây phục vụ chế biến. Hiện nay, nhu cầu liên kết trồng khoai tây còn lớn, nên các địa phương tập trung chuyển đổi diện tích trồng cây xuất khẩu sang trồng khoai tây chế biến. Ngoài ra, các loại cây ăn lá, cây rau quả phục vụ chế biến cũng được chi cục khuyến cáo ưu tiên trong quá trình thực hiện chuyển đổi.

Ông Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, cho biết: Các loại cây trồng được chi cục xây dựng để chuyển đổi đa phần thuộc nhóm ngắn ngày, dễ tính, lại có dư địa về thị trường tiêu thụ nội địa tốt. Để tránh làm xáo trộn điều kiện canh tác trong quá trình chuyển đổi, các địa phương cần tuân thủ nguyên tắc chuyển đổi linh hoạt.

Cùng với việc đề xuất giải pháp, xây dựng kế hoạch, danh mục cây trồng chuyển đổi, chi cục đang tích cực phối hợp với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao lựa chọn một số đối tượng cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường để đưa vào gieo trồng, như: Đậu tương rau, ngô ngọt, dưa chuột, chuối tiêu hồng, với tổng diện tích khoảng 3.000 ha.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20870


Các tin khác:
 Tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng vụ đông xuân (10/04/2020)
 Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt (23/03/2020)
 Thị trường vật tư nông nghiệp khó kiểm soát (13/03/2020)
 Cần giảm thiểu lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp (10/03/2020)
 Mô hình sản xuất khoai tây quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao (31/01/2020)
 Chủ động cấp nước phục vụ sản xuất chiêm xuân 2019 – 2020 (31/01/2020)
 Các trang trại trồng cây có múi chuẩn bị cung ứng trái cây trong dịp Tết (04/12/2019)
 Tập trung chăm sóc cây trồng vụ đông năm 2019 (18/10/2019)
 Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông năm 2019 (03/10/2019)
 Hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung (13/09/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang