Số lượt truy cập
Hôm nay 25915
Hôm qua 58866
Tuần này 189485
Tháng này 3227311
Tất cả 193022895
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 10/03/2020
Cần giảm thiểu lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh gắn với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nên quá trình sản xuất phát sinh nhiều loại sâu bệnh trên hầu hết các đối tượng cây trồng. Do đó, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để diệt các loại sâu, bệnh gây hại, bảo đảm năng suất, hiệu quả kinh tế cho cây trồng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc BVTV được xem như “con dao hai lưỡi”. Nếu sử dụng bảo đảm theo nguyên tắc “4 đúng” thì thuốc BVTV sẽ phát huy hiệu quả thiết thực. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng thì sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, đến cây trồng, ảnh hưởng tới môi trường, làm mất dần sự cân bằng sinh thái.

Cần giảm thiểu lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp

Người dân xã Tân Khang (Nông Cống) sử dụng thuốc BVTV sinh học để phòng .trừ sâu, bệnh.

Chúng tôi đến vùng trồng dưa chuột xã Xuân Lộc (Hậu Lộc) để tìm hiểu về việc sử dụng thuốc BVTV của người dân trong quá trình sản xuất. Người dân ở đây chia sẻ: Để có được ruộng dưa chuột đạt năng suất, mẫu mã đẹp thì phải đầu tư khá nhiều phân bón và thuốc BVTV trong quá trình chăm sóc, từ kích đậu quả, đến phòng trừ các loại sâu đục quả, với mật độ khá dày. Bình quân mỗi tuần, ngoài việc thực hiện bón thúc bằng phân bón, các ruộng dưa còn được phun 1 đến 2 lần thuốc kích đậu quả và BVTV. Người dân giải thích, sở dĩ mật độ phun nhiều như vậy là bởi, dưa chuột là loại cây gối quả liên tục, được thu hoạch thành nhiều đợt xen kẽ với nhau, nên cho dù đang có quả lớn thu hoạch nhưng vẫn cần phải phun thuốc BVTV sinh học để phòng, trừ các loại sâu, bệnh cho lứa quả tiếp theo.

Dù người dân đã có ý thức sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, song đối với các loại thuốc này cũng cần thời gian cách ly từ 3 đến 5 ngày mới bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Như vậy, với mật độ phun dày đặc, trong khi diện tích trồng dưa cứ cách 2 ngày thu hoạch một lần thì việc lạm dụng thuốc BVTV quả đáng báo động.

Trao đổi với ông Tào Quang Thiệu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Vĩnh Lộc, về việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng, trừ sâu bệnh trên địa bàn huyện, chúng tôi được biết: Khi xuất hiện các loại sâu, bệnh ở mật độ thấp, chính quyền địa phương và cán bộ chuyên môn đều khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các biện pháp thủ công, như: Dùng trà tre phát sâu, lấy tay vặt sâu, trứng sâu trên lá lúa để phòng trừ, hạn chế sử dụng thuốc BVTV hoặc nếu có sử dụng thì ưu tiên sử dụng các loại thuốc dòng sinh học, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đa phần bà con nông dân đều không mấy lưu tâm đến những khuyến cáo, mà tự ý sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm của mình.

Theo khảo sát của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, hàng năm, trung bình trên địa bàn tỉnh tiêu thụ khoảng 200 - 300 tấn thuốc BVTV thương phẩm các loại. Điều đáng nói là, việc sử dụng các loại thuốc BVTV của người dân còn quá tùy tiện, nên việc lạm dụng là không thể tránh khỏi.

Để giảm thiểu việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp, từ năm 2015 đến nay, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương và doanh nghiệp đã tổ chức 200 cuộc hội nghị, hội thảo về phân bón, thuốc BVTV với khoảng 32.500 lượt người tham gia. Tập huấn chuyên môn về sử dụng thuốc BVTV cho 753 người. In ấn phát hành 6.000 bộ tài liệu về quản lý và sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, phát 800 tờ poster và 24.000 tờ rơi tuyên truyền về việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả. Bên cạnh đó, bố trí cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống cây trồng hợp lý, giảm thiểu sự phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh, từ đó hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ. Bên cạnh đó, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tồn dư hóa chất trên cây trồng tại các vùng sản xuất tập trung. Qua đó, năm 2019 toàn tỉnh đã giảm khoảng 83 tấn thuốc BVTV các loại. Trong đó thuốc trừ cỏ 55 tấn, thuốc trừ sâu, bệnh và 28 tấn các loại thuốc kích quả, kích tăng trưởng...

Ông Trịnh Quốc Huy, Trưởng Phòng Thanh tra Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, cho biết: Mặc dù đã thực hiện các giải pháp giảm thiểu việc lạm dụng thuốc BVTV, song do hạn chế về kinh phí, nên các giải pháp chủ yếu mới dừng lại ở công tác tuyên truyền, còn việc kiểm nghiệm, xác định lượng tồn dư hóa chất trên các loại cây trồng và trong đất chưa hiệu quả.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 22645


Các tin khác:
 Mô hình sản xuất khoai tây quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao (31/01/2020)
 Chủ động cấp nước phục vụ sản xuất chiêm xuân 2019 – 2020 (31/01/2020)
 Các trang trại trồng cây có múi chuẩn bị cung ứng trái cây trong dịp Tết (04/12/2019)
 Tập trung chăm sóc cây trồng vụ đông năm 2019 (18/10/2019)
 Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông năm 2019 (03/10/2019)
 Hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung (13/09/2019)
 Chăm sóc, bảo vệ lúa thu mùa cuối vụ (10/09/2019)
 Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu (05/08/2019)
 Tăng cường quản lý Nhà nước về giống cây trồng (26/07/2019)
 Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó hạn hán tại Trung Bộ (25/07/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang