Số lượt truy cập
Hôm nay 30029
Hôm qua 39190
Tuần này 134733
Tháng này 3172559
Tất cả 192968143
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 05/02/2020
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra sản xuất và thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại các huyện Hà Trung và Nga Sơn

Chiều ngày 31/01/2020, đồng chí Đặng Tiến Dũng Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đã đi kiểm tra chỉ đạo tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2019 - 2020 tại các huyện Hà Trung và Nga Sơn. Cùng đi  với đồng chí Phó giám đốc Sở có Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi, Văn phòng Sở, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã.


Theo báo cáo của UBND huyện Hà Trung, UBND huyện Nga Sơn và Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông  Mã, đến thời điểm hiện nay đã cơ bản đủ nước phục vụ gieo cấy vụ chiêm Xuân. Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, tình hình thủy văn từ tháng 01/2020 đến tháng 5/2020, mực nước trên các sông dao động xuống thấp dần; mực nước trung bình các tháng phổ biến ở mức thấp hơn so với TBNN cùng kỳ cũng như cùng kỳ năm 2019 và xuất hiện vào khoảng tháng 3, 4; lượng dòng chảy cơ bản trên các sông chính trong mùa cạn 2019-2020 có khả năng thiếu hụt so với TBNN cùng kỳ từ 10 - 30%, có nơi trên 40%. Đề phòng khả năng thiếu nước gây khô hạn và xâm nhập mặn tăng cao vùng cửa sông, ven biển

Sau khi kiểm tra thực tế một số công trình Thủy lợi tại các địa phương.Để chủ động đối phó với tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn gây raĐồng chí Đặng Tiến Dũng Phó giám đốc Sở đề nghị các địa phương và Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã tập trung chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn với một số nội dung sau:

Một là, tiếp tục làm tốt công tác duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc đảm bảo sẵn sàng bơm tưới; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước để quyết định thời điểm đắp đập trên các hệ thống sông, trục kênh tiêu để dâng đầu nước cho các trạm bơm hoạt động và tích trữ nước phục vụ chống hạn; khi mực nước xuống thấp hơn mực nước kiệt thiết kế của công trình, căn cứ vào tình hình thực tế cần đào sâu bể hút và nối ống hút sẵn sàng phục vụ tưới, có kế hoạch lắp đặt bổ sung máy bơm giã chiến để bơm chuyền, bơm tiếp nguồn,các trạm bơm không còn khả năng bơm do mực nước xuống quá thấp, các đơn vị huy động nguồn lực lắp đặt máy bơm có cột cao thay thế các máy bơm cũ để kịp thời bơm nước chống hạn; căn cứ vào kinh nghiệm trong quản lý tưới, làm tốt công tác dự báo dự đoán tình hình, tăng cường bơm nước vào giờ thấp điểm, tranh thủ bơm nước ngọt trữ vào đồng để tránh tình trạng gây hạn giả tạo khi vào thời kỳ đổ ải tập trung và vào thời kỳ khô hạn cuối tháng 3 đầu tháng 4 và kéo dài cho đến đầu vụ Mùa 2020;


Hai là, đóng, mở các cống ở các cửa sông, cửa biển hợp lý để giữ nước ngọt, ngăn nước mặn; xác định chính xác độ mặn trước để có kế hoạch lấy nước tưới phù hợp tránh bơm phải nước mặn làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, có biện pháp xử lý nhiễm mặn kịp thời ở các vùng triều.

Ba là, đối với các trạm bơm có vùng bơm chịu ảnh hưởng thủy triều và khả năng bị xâm nhập mặn, nếu không có khả năng tăng công suất máy thì phải đảm bảo nguồn điện và tranh thủ tận dụng hết điều kiện thời gian bơm để đảm bảo đủ nước tưới, chống hạn; tranh thủ bơm nước trữ vào kênh tiêu và ruộng, tránh gây hạn giả tạo. Vùng Nga Sơn và vùng Đông kênh De huyện Hậu Lộc phải chủ động vận hành các trạm bơm Cống Phủ, Châu lộc, Đại Lộc và hệ thống cấp nước Đông Kênh De.

Bốn là, tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn tới người dân, nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng nước tiết kiệm; vận động nhân dân phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi tranh thủ lấy, trữ nước và sử dụng nước hiệu quả.

Năm là, tập trung huy động các nguồn lực của địa phương để chủ động thực hiện kịp thời và có hiệu quả công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; quá trình thực hiện nếu vượt quá khả năng của địa phương thì tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ./.

Nguồn tin: Văn phòng Sở
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 22243


Các tin khác:
 Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2019-2020 (04/12/2019)
 Tin Bão khẩn cấp cơn bão số 5 (tên quốc tế Matmo) (30/10/2019)
 Cảnh báo tiếp diễn mưa to đến rất to từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa (17/10/2019)
 Rà soát, đánh giá hiện trạng và đề xuất kế hoạch đầu tư về phương án quy hoạch thủy lợi tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (06/09/2019)
 Báo cáo rà soát, đánh giá, cập nhật bổ sung và đề xuất sửa chữa, nâng cấp công trình nước sinh hoạt nông thôn tập trung (04/09/2019)
 Bão số 4 giật cấp 12, dự kiến đổ bộ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình (28/08/2019)
 Công điện số 01 hồi 12h30 ngày 27/8/2019 về ứng phó cơn bão số 4 trên Biển Đông (28/08/2019)
 Ban hành Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi cống Tứ Thôn - âu Mỹ Quan Trang - âu Báo Văn - cống Mộng Giường II (27/08/2019)
 Đang khắc phục hậu quả do mưa lũ, Thanh Hóa lại tiếp tục có cảnh báo lũ quét (22/08/2019)
 Rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 (22/08/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang