Số lượt truy cập
Hôm nay 10921
Hôm qua 58866
Tuần này 174491
Tháng này 3212317
Tất cả 193007901
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 29/07/2014
Đánh giá kết quả chăn nuôi giống gốc năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014; phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 và năm 2015.

Trong những năm qua, công tác quản lý giống vật nuôi đã được quan tâm đáng kể, không những đạt được về mặt số lượng, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm mà công tác du nhập, lai tạo, chọn lọc và lưu giữ giống gốc vật nuôi được nâng lên đáng kể, đặc biệt là chất lượng con giống và công tác quản lý giống gốc.

Để đánh giá kết quả đạt được trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014. Ngày 25 tháng 7 năm 2014, tại Thị xã Sầm Sơn. Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác chăn nuôi giống gốc năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014; phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 và năm 2015.

Với sự tham dự của gần 60 Đại biểu. Các đại biểu đến từ các đơn vị tham gia nuôi giữ giống gốc trên địa bàn tỉnh; các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và kinh doanh giống vật nuôi như Công ty CP thức ăn chăn nuôi Thái Dương; đại diện Phòng nông nghiệp và PTNT các huyện Hậu Lộc, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa...  

Trong không khí vui vẻ, cởi mở, chia sẻ và nhiều ý kiến tham luận của các Đại biểu. Hội nghị đã thu được một số kết quả đáng phấn khởi, cụ thể là:

          I. Hội nghị nghe báo cáo về kết quả đạt được.

1. Đánh giá tình hình chăn nuôi giống gốc năm 2013

Thực hiện Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BTC-BNN&PTNT,  ngày 13 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi; Căn cứQuyết định số 1745/QĐ - UBND ngày 03/6/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành mức hỗ trợ giống gốc vật nuôi, giai đoạn 2011-2015 tỉnh Thanh Hóa. Năm 2013, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ký hợp đồng với các đơn vị chăn nuôi giống gốc để sản xuất con giống cấp bố mẹ. Trên địa bàn tỉnh có 08 đơn vị tham gia chăn nuôi giống gốc, trong đó có 07 đơn vị chăn nuôi lợn giống cấp ông bà và 01 đơn vị chăn nuôi gia cầm giống gốc, cụ thể là:

1.1. Đánh giá về số lượng

Số lượng lợn ngoại cấp ông bà sinh sản tham gia ký hợp đồng năm 2013 là 1.700 con và số lợn cái hậu bị cấp bố mẹ đạt tiêu chuẩn giống được sản xuất và cung ứng, tiêu thụ năm 2013 là 10.200 con.

Số lượng gia cầm mái giống gốc sinh sản tham gia ký hợp đồng để sản xuất đàn gia cầm bố mẹ với tổngsố 6.500 con, được nuôi tại Công ty CP giống và phát triển gia cầm Thanh Hóa, trong đó gà: 2.000 con, hàng năm sản xuất 140.000 mái hậu bị bố mẹ; vịt:  4.000 con, hàng năm sản xuất 280.000 mái hậu bị bố mẹ; Ngan Pháp: 500 con, hàng năm sản xuất 25.000 mái hậu bị bố mẹ.

        1.2. Đánh giá về chất lượng đàn giống

          1.2.1 Đối với đàn lợn giống

           Đàn lợn giống cụ kỵ: Hiện nay trên địa bàn tỉnh duy nhất Công ty CP lợn giống Dân Quyền đang nuôi giữ 30 con lợn giống cấp cụ kỵ. Đàn giống đảm bảo chất lượng và có hồ sơ lý lịch rõ ràng. Hàng năm thông qua công tác lai tạo, chọn lọc đàn giống cụ kỵ sản xuất, cung ứng tại chỗ cho Công ty từ  40-50 con giống cấp ông bà. Nhờ vậy công ty luôn chủ động bổ sung con giống thay thế đàn loại thải hàng năm.

          Đàn lợn giống cấp ông bà

          Năm 2013, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong nước, nhưng các đơn vị đã có nhiều cố gắng trong công tác chăm sóc, phòng trị bệnh và đặc biệt là công tác quản lý đàn, do đó chất lượng đàn giống ông bà trong tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể.

Con giống hiện có của các đơn vị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đàn lợn giống được mua từ các cơ sở giống có uy tín và thuộc danh mục cơ sở giống đủ điều kiện cung ứng, như: Trại lợn giống Tam Điệp, Xí nghiệp giống gia súc Thuận Thành, Công ty Liên doanh France Hybrids VN.

Có đầy đủ hồ sơ công bố chất lượng hàng hoá là giống vật nuôi và bản tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng giống vật nuôi của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

        Các đơn vị đã có hồ sơ theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật theo qui định.

Lợn giống hậu bị bố mẹ sản xuất, cung ứng tiêu thụ

Các đơn vị chăn nuôi giống gốc đều có hồ sơ, lý lịch theo dõi đàn giống bố mẹ rõ ràng và chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp &PTNT quy định.

Đàn lợn cái hậu bị bố mẹ tiêu thụ năm 2013 là 9.552 con, trọng lượng xuất bán bình quân 31,2kg/con; Số lứa đẻ/nái/năm của lợn bố mẹ đạt 2,2 lứa; Số con đẻ ra còn sống/lứa đạt 9,5 con; Số con cai sữa/lứa là 8,5 con; Khối lượng bình quân lợn hậu bị cái chọn lần 1 lúc 60 ngày tuổi đạt 18 - 20kg.

          Ngoài chăn nuôi lợn giống ông bà, hầu hết các cơ sở giống đã tổ chức nuôi thêm lợn bố mẹ để sản xuất con giống thương phẩm, nhằm đa dạng sản xuất, tăng thu nhập, hỗ trợ cho sản xuất giống gốc.

1.2.2. Đàn gia cầm giống gốc

Đàn gia cầm giống gốc đang được nuôi giữ tại Công ty CP giống và Phát triển gia cầm Thanh Hoá, đàn giống có chất lượng tương đối tốt thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật, cụ thể là: Đàn vịt SuperM năng suất đẻ 175 quả/mái/năm;  tuổi đẻ quả trứng đầu tiên lúc 22 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đạt 5 kg. Đàn ngan Pháp: năng suất đẻ 165 quả /mái /năm; tuổi đẻ quả trứng đầu tiên lúc 28 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng 4,9 kg. Đối với đàn gà Lương Phượng năng suất đẻ 165 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng giống đạt 95%, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,7 kg.

2. Tình hình chăn nuôi giống gốc 6 tháng đầu năm 2014

Năm 2014, ngoài các văn bản pháp lý của Nhà nước đã qui định, trên cơ sở các căn cứ tại Quyết định số 1024/QĐ-BNN-CN ngày 8/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc giao số lượng kinh phí hỗ trợ giống gốc vật nuôi năm 2013; Quyết định số 619/QĐ - UBND, ngày 06/3/2014 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt kinh phí thực hiện Chính sách lưu giữ đàn giống gốc vật nuôi năm 2014. Sở Nông nghiệp và PTNT đã ký hợp đồng với các đơn vị thực hiện kế hoạch năm 2014.

- Số lượng lợn ngoại cấp ông bà sinh sản tham gia ký hợp đồng năm 2014 là 1.690 con và số lợn cái hậu bị cấp bố mẹ đạt tiêu chuẩn giống được sản xuất và cung ứng, tiêu thụ năm 2014 là 6.760 con.

- Số lượng đàn gia cầm giống gốc sinh sản tham gia ký hợp đồng để sản xuất gia cầm hậu bị cấp bố mẹ tính từ (01/01/2014). Gà mái cấp ông bà: 2.000 con (kèm theo 200 con trống); Ngan Pháp mái ông bà: 500 con (kèm theo 100 con trống); Vịt mái cấp ông bà: 4.000 con (kèm theo 400 con trống). Sản phẩm sản xuất, cung ứng cho người chăn nuôi: Gà mái bố mẹ:  80.000 mái hậu bị; Ngan Pháp bố mẹ:  17.500 mái hậu bị; Vịt mái bố mẹ: 160.000 mái hậu bị.

II. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại, hạn chế

1.Ưu điểm:

          + Điều kiện chăn nuôi: Hầu hết các đơn vị chăn nuôi giống gốc có chuồng trại đảm bảo, đủ điều kiện nuôi giống ông bà. Đàn lợn giống của Công ty CP và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân chuyển về nuôi tại Trang trại xã Thiệu Phú thuộc Công ty CP Nông sản Phú Gia, đàn lợn của Công ty CP đầu tư phát triển Hoằng Hóa chuyển từ xã Hoằng Quang về nuôi tại trang trại xã Hoằng Vinh được nuôi trong điều kiện chuồng trại tốt hơn rất nhiều so với đơn vị cũ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh sạch sẽ, đàn lợn khỏe mạnh.

+ Nguồn gốc xuất xứ:

- Đàn lợn giống gốc cấp ông bà có hồ sơ, lý lịch, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, lợn giống có nguồn gốc từ các cơ sở giống như: Viện Chăn nuôi; Xí nghiệp gia súc Thuận Thành của Công ty Dabaco, Công ty Kim Long, Thái Dương...; trong đó đàn lợn nái cấp ông bà có 2 giống chính là Landrace và Yorkshire. Tỷ lệ đàn lợn được mua về có nguồn gốc, xuất xứ từ Viện Chăn nuôi chiếm 47%; từ Công ty Dabaco chiếm 24%, từ Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương chiếm 10%, Công ty Kim Long  chiếm 3%; Công ty CP Lợn giống Dân Quyền chiếm sản xuất, cung ứng tại chỗ từ đàn cụ kỵ chiếm 16%.

- Các đơn vị đều có hoá đơn giá trị gia tăng của các cơ sở bán giống.

          + Chất lượng giống

- Có hồ sơ công bố chất lượng hàng hoá là giống vật nuôi và bản tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng giống vật nuôi của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

         - Trong công tác quản lý giống, các đơn vị đã có hồ sơ theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, có biểu theo dõi giống tại mỗi ô chuồng.

- Đàn giống gốc đang trong thời gian sinh sản tốt.

         b) Tồn tại

- Số lượng đàn lợn giống gốc:

Năm 2014, trước khi ký hợp đồng đặt hàng, Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các đơn vị đảm bảo đủ số lượng. Tuy nhiên đến nay một số đơn vị chưa bổ sung đủ đàn lợn nái cấp ông bà theo hợp đồng đã ký. Trong đó Công ty CP đầu tư nông nghiệp Yên Định đã rất cố gắng đầu tư, mua mới đàn nái hậu bị cấp ông bà với số lượng lớn do năm 2013 phải loại thải đàn nái vì hết thời  gian khai thác theo qui định, tuy nhiên số lượng lợn nái ông bà năm 2014 vẫn còn thiếu

- Công tác, quản lý, theo dõi đàn giống:

Hiện tại một số cơ sở giống có hiện tượng thẻ đeo tai lợn bị rơi nhưng chưa kịp thời bổ sung; một số cơ sở chăn nuôi bảng theo dõi sinh sản của lợn treo không đúng ô chuồng theo số tai, do đó khi kiểm tra rất mất thời gian và phải sắp xếp lại để đối chiếu.

Do di chuyển đàn lợn về nơi ở mới, nên công ty CP Nông sản Phú Gia hiện đang nuôi đàn lợn nái ông bà chung chuồng với đàn lợn cũ của Công ty.

Công ty CP đầu tư và phát triển chăn nuôi Hoằng Hóa và Công ty CP đầu tư nông nghiệp Yên Định đàn lợn nái hậu bị cấp ông bà mới bổ sung nhập đàn, hiện đang nuôi ở những ô chuồng cũ, cần cải tạo nâng cấp, lắp đặt, sửa chữa để kịp thời chuyển đàn lợn vào ô chuồng nuôi theo qui định.

Một số cơ sở chưa thực hiện tốt công tác chuyển giao và xây dựng mô hình, để nhân rộng đàn lợn bố mẹ, từ đó chưa tạo niềm tin về giống và hạn chế về công tác xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.

III. Phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 và năm 2015.

1. Yêu cầu các đơn vị tham gia lưu giữ giống gốc vật nuôi thực hiện nghiêm túc và đầy đủ những qui định tại Hướng dẫn Số 2622/HD-NN&PTNT, ngày 02  tháng 12  năm 2013 của Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, về việc hướng dẫn các điều kiện chăn nuôi lợn giống cấp ông bà và gia cầm giống gốc hưởng chính sách hỗ trợ. 

2. Thực hiện tốt công tác du nhập giống gốc chất lượng. Sử dụng sơ đồ phối giống theo từng công thức lai, đảm bảo qui trình kỹ thuật và đem lại hiệu quả cao.

3. Các đơn vị nghiêm túc rà soát hồ sơ lý lịch giống gốc của từng cá thể vật nuôi (đối với lợn) và qui mô đàn (đối với gia cầm). Cập nhật thường xuyên diễn

biến của đàn lợn nái sinh sản cả trong sổ sách và cả trong biểu theo dõi tại mỗi ô chuồng, bổ sung ngay những hồ sơ còn thiếu vào hồ sơ giống, tạo sự thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra.

4. Một số đơn vị cần đầu tư  để sửa chữa, nâng cấp, lắp đặt hệ thống chuồng trại ngày càng tiên tiến hơn, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho đàn lợn giống cấp ông bà sinh trưởng phát triển và đảm bảo theo qui định.

5. Chủ động cập nhật các số liệu về loại thải, số liệu bán giống hậu bị bố mẹ theo các biểu mẫu qui định; lập danh sách chi tiết, đầy đủ và cung cấp danh sách bất kỳ lúc nào khi có yêu cầu từ các cơ quan thực hiện nhiệm vụ.

6. Coi trọng công tác đào đào, tập huấn, nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong toàn đơn vị, nhất là cán bộ giữ vị trí kỹ thuật trưởng.

7. Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo kế hoạch tỉnh giao hàng năm cho các đơn vị, trên cơ sở đã ký hợp đồng với Sở Nông nghiệp và PTN. Đàn lợn nái ông bà bổ sung phải đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo qui định và ít nhất sản xuất được 1/2 sản phẩm là lợn nái cấp bố mẹ để cung ứng, tiêu thụ trong năm 2014. Báo cáo kết quả nhập đàn về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 15/8/2014.

8. Rà soát lại đàn giống gốc hiện có của đơn vị, loại thải ngay những con giống chất lượng kém, chủ động du nhập con giống đủ tiêu chuẩn để duy trì sản xuất.

9. Thực hành tốt quy trình sản xuất giống, đảm bảo đàn giống an toàn, không để xảy ra dịch bệnh. Đề nghị toàn bộ các đơn vị đăng ký thực hiện chăn nuôi theo quy trình VietGAHP.

10. Để đảm bảo tiêu thụ giống, các đơn vị cần thực hiện qui trình quản lý và xuất bán lợn giống hậu bị bố mẹ theo qui định. Tổ chức chuyển giao tiến bộ KHKT về công tác giống đến người chăn nuôi, xây dựng các mô hình chăn nuôi có hiệu quả trên địa bàn, xây dựng thương hiệu giống của đơn vị mình, khuyến khích thực hiện mô hình chăn nuôi khép kín từ khâu con giống đến chế biến tiêu thụ sản phẩm.

IV. Đề xuất, kiến nghị

1. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm, kéo dài chương trình trợ giá giống gốc vật nuôi giai đoạn 2016-2020.

2. Đề nghị Cục Chăn nuôi:

- Quan tâm, tạo điều kiện cho chương trình hỗ trợ giống gốc cho tỉnh Thanh Hóa và chỉ định những đơn vị sản xuất giống gốc chất lượng tốt nhất để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có căn cứ du để nhập giống mới bổ sung cho đàn giống khi thay đàn.

- Hỗ trợ và sớm triển khai chương trình phầm mềm quản lý lợn giống tại các cơ sở sản xuất giống, để các đơn vị sử dụng nhằm nâng cao chất lượng giống./.

Nguồn tin: Phòng Chăn nuôi,   Tác giả: Mai Thế Sang
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 28288


Theo dòng sự kiện:
 Kiểm tra việc buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới (22/06/23)
 Khẩn cấp tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người (07/11/22)
 Hội nghị giao ban công tác tiêm phòng Đợt 2 năm 2022 với 06 huyện miền núi (ngày 24/9/2022) (28/09/22)
 Buổi làm việc của Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa cùng với Công ty TNHH MTV Avac Việt Nam (04/08/22)
 Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững (25/07/22)
 Hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ (15/07/22)
 Triển khai tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (13/03/22)
 5 huyện công bố hết dịch bệnh tả lợn Châu Phi (23/12/21)
 Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT về Đề án phát triển chăn nuôi (21/03/12)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang