Số lượt truy cập
Hôm nay 48065
Hôm qua 39190
Tuần này 152769
Tháng này 3190595
Tất cả 192986179
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 02/01/2020
Bệnh tích nước xoang bụng ở gà

Bệnh tích nước xoang bụng (bệnh báng nước) là bệnh thường gặp trên gà thịt nuôi theo hướng công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng về mùa đông tỷ lệ mắc bệnh cao hơn khi thời tiết lạnh và có ẩm độ cao. Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu là do chăm sóc, quản lý kém, đặc biệt trong giai đoạn úm, không đủ nhiệt, độ thông thoáng chuồng nuôi kém, thiếu oxy và hàm lượng khí độc cao. Tỷ lệ chết thấp (2%), nhưng có thể tăng cao nếu bội nhiễm với các bệnh khác như nấm phổi, bệnh cầu trùng, bệnh CRD, bệnh E.coli

Các giống gà hướng thịt có tốc độ tăng trọng cao hơn nên có nhu cầu trao đổi năng lượng cao. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng tăng nhanh nên cần có nhiều oxy trong quá trình hô hấp, nhưng do chuồng nuôi kém thông thoáng khí. Vì vậy, hệ hô hấp và tuần hoàn phải làm việc nhiều hơn, độ thoáng thoáng kém làm tăng lượng CO2, NH3, bụi… khi đó lượng oxy thấp không đủ cung cấp cho não và các hoạt động khác, hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim cần phải hoạt động nhiều hơn để tăng cường hoạt động đưa oxy lên não, tới các mô cơ quan trong cơ thể và tăng trao đổi khí CO2 và O2 tại phổi. Do hoạt động nhiều nên cơ tim bị hư hại, sự tổn thương này thường là giãn nở cơ tim hoặc hở van tim.

Khi cơ tim bị giãn nở hoặc hở van tim, áp lực bơm không đủ mạnh và tần suất co bóp của tim cần phải tăng nhiều hơn để đưa máu đi đến các cơ quan trong cơ thể. Mặt khác, do áp lực bơm máu không đủ mạnh, máu không thể đi và về đầy đủ một vòng tuần hoàn, vì vậy máu lưu lại trong gan khá lâu và nhiều gây giãn tĩnh mạch gan, làm huyết tương trong máu thoát qua thành mạch vào xoang bụng gây tích nước xoang bụng.

Triệu chứng và bệnh tích:  Gà có hiện tượng chết đột ngột trong khoảng 10 – 20 ngày tuổi. Gà chết ít và lẻ tẻ, những gà còn lại không có biểu hiện bệnh nhưng thường còi cọc, thở khó, gà hay nằm nghiêng một bên để thở.

Bệnh tích thường thấy là tích nước trong xoang bụng và xoang bao tim, tâm thất phải dày và nở quá mức. Vùng da bụng gần hậu môn thâm tím, ít lông, da mỏng, dễ dính bẩn do bụng nặng thường tiếp xúc với nền chuồng.

Cơ ức đỏ và xung huyết nặng, gan sưng và lách teo nhỏ. Gan và cơ quan nội tạng thường phủ một lớp màng mỏng giống như rau câu. Màng mỏng này thường dễ bị lầm tưởng với các bệnh tích của CRD kết hợp với E.coli nhưng tỷ lệ thì thấp hơn nhiều.

Phòng bệnh: Chú ý việc quản lý nhiệt độ, độ thông thoáng khí của chuồng nuôi trong 2 tuần úm đầu tiên, đặc biệt trong mùa đông. Tăng nhiệt độ về mùa đông bằng cách thêm bóng đèn điện. Vệ sinh phòng bệnh tốt, chuẩn bị chuồng úm phải sạch sẽ, ấm, thoáng khí, trước khi bắt gà về phải bật bóng điện để tăng nhiệt độ ở trong quây úm.

Vào mùa đông, giảm chương trình ánh sáng nhằm làm cho gà ít vận động và ít tiêu thụ thức ăn, giúp kiểm soát quá trình tăng trọng của gà trong một giai đoạn nhất định nhằm giảm các thiệt hại do bị tích nước xoang bụng.

Điều chỉnh lượng thức ăn và số lần cho ăn trong một ngày. Có thể tăng số lần hoặc chia ra cho gà ăn làm nhiều lần trong ngày.

Để phòng bệnh cho gà ta có thể dùng Gluco K-C pha nước với liều lượng 250gr/20 lít nước uống trong 2 giờ/ngày, thuốc có tác dụng làm tăng tính chắc cho thành mạch, hạn chế tính thẩm thấu dịch. All-zym pha nước liều 1gr/1 lít nước, uống trong 3 giờ/ngày. Lưu ý, đối với 2 loại thuốc trên phải cho gà nhịn khát hoàn toàn rồi mới cho gà uống thuốc

Định kỳ trộn thuốc kháng sinh với thức ăn hoặc hòa vào trong nước để phòng bệnh cho gà như Genta-Tylosin, Ampicolifort, Amoxypen....

Điều trị: Khi gà đã mắc bệnh thì việc điều trị hầu như không có kết quả, nên loại bỏ vì khi gà bệnh khả năng tăng trọng kém, tiêu tốn thức thức ăn cao, hơn nữa gà dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác làm lây lan sang các đàn khác./.

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Duy - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 19358


Các tin khác:
 Hiệu quả từ mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi vịt sinh sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (02/01/2020)
 Sự tồn tại của Virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong các điều kiện môi trường khác nhau và khả năng lây truyền mầm bệnh (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ lớp tập huấn ICM trên các cây trồng vụ Đông 2019  (02/01/2020)
 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển  (02/01/2020)
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (11/12/2019)
 Thanh Hóa: Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề : “Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản xuất cây trồng vụ Đông 2019” tại Nga Sơn (11/12/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình sản xuất nghêu giống theo quy mô hàng hóa. (05/12/2019)
 Nâng cao vai trò khuyến nông trong nhân rộng các mô hình nông nghiệp (04/12/2019)
 Giải pháp kỹ thuật trong sản xuất vụ đông 2019 - 2020. (12/09/2019)
 Một số lưu ý khi sử dụng vacxin cho vật nuôi. (12/09/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang