Số lượt truy cập
Hôm nay 18189
Hôm qua 39190
Tuần này 122893
Tháng này 3160719
Tất cả 192956303
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 20/09/2021
Hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở miền núi

Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp đã góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp ở khu vực miền núi của tỉnh phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới và xóa đói, giảm nghèo.

 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-1- 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn các huyện miền núi đã thực hiện hỗ trợ kiên cố hóa 108,5km kênh mương nội đồng, 109,8km đường giao thông nội đồng, mua 35 máy cấy và 43 máy thu hoạch lúa, với tổng kinh phí thực hiện hơn 50,7 tỷ đồng. Hỗ trợ phát triển vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các huyện miền núi, với tổng diện tích 8.563 ha góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vùng lúa thâm canh. Trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, ngành nông nghiệp của tỉnh đã chủ động phối hợp với UBND các huyện miền núi tổ chức đánh giá, lựa chọn, hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Qua đó, đã thực hiện hỗ trợ, xây dựng và xác nhận chuỗi thực phẩm an toàn cho sản phẩm mật ong tại huyện Thường Xuân và chuỗi sản xuất lúa gạo tại huyện Quan Hóa. Tổ chức hướng dẫn xây dựng, đánh giá chứng nhận quy trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP trong trồng trọt đối với sản phẩm khoai mán vàng (Ngọc Lặc); vịt Cổ Lũng (Bá Thước) và các vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước, Thường Xuân... Trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất lâm nghiệp, ngành nông nghiệp đã triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình nuôi cấy, ghép, giâm hom một số loài cây, như: keo lai, phi lao và giâm hom thành công cây giổi ăn hạt, cây dược liệu khôi tía từ rừng tự nhiên; lưu giữ và phát triển các nguồn gen phong lan quý phục vụ nghiên cứu và sản xuất hoa lan thương mại. Thực hiện nhân giống thành công cây keo lai BV10, BV16, BV32 và xây dựng được 15 nguồn giống, hàng năm sản xuất được 500.000 giống cây keo lai..., phục vụ trồng rừng trên địa bàn tỉnh nói chung và khu vực miền núi nói riêng. Ứng dụng kỹ thuật lâm sinh phát triển rừng tự nhiên có đa cây, cải tạo rừng nghèo kiệt thành rừng có sinh khối giàu đáp ứng nhu cầu phát triển rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh.

Nhờ các chính sách hỗ trợ, xã Thành Mỹ (Thạch Thành) đã đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Việc hỗ trợ, xây dựng các mô hình áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi đã góp phần làm thay đổi tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc miền núi. Người dân từ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, thủ công dần thay bằng tập quán canh tác hiện đại, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Từng bước nâng cao tính chủ động cho người dân miền núi, giảm dần phụ thuộc vào thời tiết trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở các huyện miền núi kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp tuy đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới trong thời gian qua, song vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế nên rất khó khăn trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và cơ giới hóa, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích còn thấp. Tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp đã làm thiệt hại đáng kể tới cây trồng, vật nuôi. Người dân ở một số huyện miền núi còn chăn nuôi trâu, bò thả rông nên rất dễ lây lan dịch bệnh và chết khi có rét đậm, rét hại xảy ra. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế, do địa bàn rộng, xa quốc lộ và các điểm buôn bán tập trung, mặt khác sản phẩm nông nghiệp phần lớn là hàng tươi sống khó bảo quản. Việc huy động người dân đóng góp kinh phí xây dựng các công trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn do đời sống Nhân dân còn thấp, trong khi đó nguồn vốn ngân sách còn hạn chế. Do vậy, để đảm bảo người dân ở các huyện miền núi của tỉnh ổn định đời sống, phát triển sản xuất, cần có các chính sách mới phù hợp theo hướng cắt bỏ các chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không mà tập trung nguồn lực thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư hạ tầng thiết yếu.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 24655


Các tin khác:
 Gỡ khó cho phát triển kinh tế trang trại (18/09/2021)
 Nâng cao chất lượng bảo quản nông sản sau thu hoạch (18/09/2021)
 Phương án tiêu thụ sản phẩm cây trồng theo từng cấp độ (17/09/2021)
 Cung cấp thông tin về 15 đơn vị có nhu cầu liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông sản vụ đông 2021-2022 (13/09/2021)
 Khẩn trương thu hoạch và bảo vệ lúa thu mùa tránh bão Conson (10/09/2021)
 Khẩn trương thu hoạch và bảo vệ lúa thu mùa tránh bão Conson (10/09/2021)
 Đưa cây trồng phù hợp lên vùng nhiễm mặn (09/09/2021)
 113 đầu mối cung ứng lương thực, thực phẩm trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tap. (09/09/2021)
 Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao (10/08/2021)
 Chăm sóc, bảo vệ lúa thu mùa (10/08/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang