Số lượt truy cập
Hôm nay 50857
Hôm qua 39190
Tuần này 155561
Tháng này 3193387
Tất cả 192988971
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 13/03/2020
Thị trường vật tư nông nghiệp khó kiểm soát

Hàng năm, nhu cầu lượng phân bón trên địa bàn tỉnh sử dụng gần 500.000 tấn các loại, trong đó, trên 350.000 tấn phân bón vô cơ (đạm urê, lân supe, lân nung chảy, kaly clorua, phân tổng hợp NPK các loại) và trên 120.000 tấn phân bón hữu cơ các loại và một số loại phân bón khác.

Toàn tỉnh có 500 sản phẩm phân bón vô cơ; 21 loại phân bón hữu cơ được công bố hợp quy. Đối với thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hàng năm, trung bình trên địa bàn toàn tỉnh tiêu thụ khoảng 200 - 300 tấn thuốc BVTV thương phẩm các loại. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng các loại vật tư nông nghiệp (VTNN), các doanh nghiệp sản xuất phân bón trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực sản xuất các loại phân bón, với lượng phân bón sản xuất hàng năm đạt khoảng 300.000 tấn, đáp ứng khoảng 55% nhu cầu sử dụng phân bón trong tỉnh. Số còn lại là phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh không có doanh nghiệp sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV, nên thuốc BVTV đều nhập từ ngoài vào. Việc tiêu thụ lượng VTNN trên địa bàn tỉnh đang thông qua gần 4.200 đại lý, cửa hàng, cơ sở và điểm kinh doanh, buôn bán các loại thuốc BVTV và phân bón hiện có trên địa bàn tỉnh.

Với số lượng VTNN được nhập từ ngoài, cùng với hệ thống cơ sở và điểm kinh doanh lớn, trải rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, nên việc quản lý, kiểm soát thị trường VTNN gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để kiểm soát có hiệu quả thị trường VTNN, thời gian qua, các sở, ngành có liên quan của tỉnh và chính quyền các địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền để người dân biết và chấp hành các quy định của Nhà nước về chất lượng VTNN. Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, buôn bán VTNN hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán. Bên cạnh đó, từ năm 2019 đến nay, lực lượng chức năng đã thực hiện lấy 311 mẫu VTNN để giám sát chất lượng; thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 447 cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN, qua đó phát hiện và xử lý vi phạm đối với 47 cơ sở, tổng tiền nộp phạt hơn 385,6 triệu đồng.

Mặc dù cơ quan quản lý Nhà nước đã tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát thị trường VTNN, song thị trường VTNN vẫn khó kiểm soát. Khi mà, trên địa bàn tỉnh mới có 924 cơ sở kinh doanh phân bón và 915 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV được thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán, chiếm 43,7% số đại lý, cửa hàng, cơ sở và điểm kinh doanh, buôn bán các loại thuốc BVTV và phân bón hiện có trên địa bàn tỉnh. Như vậy, vẫn còn tới 56,3% số cơ sở kinh doanh phân bón và thuốc BVTV vẫn thiếu sự thẩm định, giám sát.

Ông Trịnh Quốc Huy, Trưởng Phòng Thanh tra, Chi cục Trồng trọt và BVTV Thanh Hóa, cho rằng: Cái khó lớn nhất trong việc kiểm soát thị trường VTNN trên địa bàn tỉnh nằm ở chỗ hệ thống kinh doanh VTNN trên địa bàn tỉnh lớn, trải rộng, song đa phần là các hộ, cơ sở kinh doanh nhỏ, thiếu kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật, kiến thức thị trường, điều kiện kinh doanh chưa bảo đảm, chưa làm tốt vai trò cầu nối giữa sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón. Vẫn còn những hộ vì chạy theo lợi nhuận đã kinh doanh cả những loại phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng. Sự hiểu biết của các cán bộ kỹ thuật cơ sở, nông dân các địa phương về phân bón, thuốc BVTV, kinh doanh thực phẩm còn nhiều hạn chế, trong khi công tác tuyên truyền về sử dụng an toàn, hiệu quả phân bón, thuốc BVTV chưa xã hội hóa một cách rộng rãi, chưa huy động trách nhiệm của tất cả các tổ chức xã hội tham gia. Tình trạng ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa, nhất là tại các huyện trung du, miền núi vẫn còn các cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV nhỏ lẻ, thậm chí là kinh doanh, buôn bán theo mùa vụ không có cửa hàng, không đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV, nên rất khó kiểm soát. Ngoài ra, điều kiện nhân lực, tài chính, phương tiện còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra. Việc xử lý tiêu hủy thuốc BVTV lại cần kinh phí lớn, hàng hóa vi phạm phải tịch thu và thu giữ nhưng chưa có kho chứa theo quy định.

Để thị trường VTNN được kiểm soát chặt chẽ, các sở, ngành có liên quan của tỉnh và chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật và trách nhiệm của người kinh doanh cũng như người sử dụng VTNN. Tổ chức tập huấn, thực hiện quy trình sản xuất an toàn trong quá trình sử dụng các loại VTNN. Cùng với đó, đẩy mạnh việc thanh tra đột xuất về VTNN, kiên quyết xử lý các vi phạm theo quy định.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20862


Các tin khác:
 Cần giảm thiểu lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp (10/03/2020)
 Mô hình sản xuất khoai tây quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao (31/01/2020)
 Chủ động cấp nước phục vụ sản xuất chiêm xuân 2019 – 2020 (31/01/2020)
 Các trang trại trồng cây có múi chuẩn bị cung ứng trái cây trong dịp Tết (04/12/2019)
 Tập trung chăm sóc cây trồng vụ đông năm 2019 (18/10/2019)
 Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông năm 2019 (03/10/2019)
 Hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung (13/09/2019)
 Chăm sóc, bảo vệ lúa thu mùa cuối vụ (10/09/2019)
 Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu (05/08/2019)
 Tăng cường quản lý Nhà nước về giống cây trồng (26/07/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang