Số lượt truy cập
Hôm nay 6103
Hôm qua 58866
Tuần này 169673
Tháng này 3207499
Tất cả 193003083
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 27/06/2019
Phòng trừ sâu keo mùa thu hại ngô

Ngày 17/4/2019 Cục Bảo vệ thực vật có văn bản số 937/BVTV–TV xác nhận chính thức sâu keo mùa thu xâm nhập vào Việt Nam; Sâu keo mùa thu được cảnh báo là loài sâu hại có tốc độ lây lan rất nhanh, gây hại nghiêm trọng nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Sâu keo mùa thu là loài sâu hại đa thực, chúng có thể ăn hơn 300 loài thực vật, bao gồm cả ngô, bông, đậu tương, lúa, mía, cây rau, cà… tuy nhiên sâu ưa thích nhất cây ngô, nhất là ngô ngọt, ngô nếp và ngô rau. Chỉ pha sâu non là gây hại trên cây trồng, sâu non tuổi 1-2 ăn biểu bì ở mặt dưới của lá non gây ra các vết hình vuông hoặc hình chữ nhật màu trắng đặc trưng. Sâu non tuổi lớn hơn ăn khuyết lá, bẹ lá tạo thành các lỗ lớn như “cửa sổ”.

Ruộng ngô bị sâu keo mùa thu phá hại

 Đặc điểm hình thái đặc trưng của sâu keo mùa thu khác với các loài sâu hại khác đó là trên trán sâu non tuổi lớn nhìn rõ hình chữ Y ngược màu vàng, mặt lưng màu đen với lông cứng dài. Trên mặt lưng đốt bụng cuối có 4 đốm đen được sắp xếp thành hình vuông trong khi các đốt khác có 4 đốm đen xếp thành hình thang.

     

Đặc điểm hình thái sâu keo mùa thu

Mặc dù là loài sâu hại nguy hiểm, để phòng chống sâu keo mùa thu một cách hiệu quả bà con nông dân không nên quá lo lắng, cần bình tĩnh thực hiện quy trình phòng trừ bằng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp đó là:

Biện pháp canh tác:

- Làm sạch cỏ dại xung quanh ruộng trồng ngô để hạn chế nơi trú ẩn của sâu

- Làm đất rồi phơi đất khô để ấu trùng, nhộng trong đất chết hoặc dễ dàng bị thiên địch tiêu diệt

- Luân canh ngô – lúa nước ngay sau vụ ngô để diệt nhộng trong đất, làm đất kỹ cũng góp phần diệt nhộng trong đất

Biện pháp thủ công:

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt ở giai đoạn ngô 3-6 lá để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy.

- Sử dụng tro bếp hoặc nước xà phòng loãng đổ vào nõn ngô diệt sâu non.

Chăm sóc ruộng ngô giai đoạn 3-6 lá

Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để bảo vệ thiên địch của sâu keo mùa thu.

- Sử dụng chế phẩm nấm xanh, nấm trắng, vi khuẩn Bt, virus NPV để phun trừ khi sâu còn tuổi nhỏ.

- Nhân thả ong ký sinh trứng (ong mắt đỏ), các loài bắt nồi ăn thịt như bọ đuôi kìm để kiểm soát sâu non mới nở - tuổi nhỏ.

Biện pháp bẫy, bả:

Bẫy bả, bẫy đèn: sử dụng bẫy dính màu vàng có pheromone giới tính, bẫy bả chua ngọt hoặc bẫy đèn để diệt trưởng thành.

Bẫy cây trồng: trên cánh đồng trồng ngô thì trồng một số diện tích cỏ voi, ngô nếp sớm hơn so với thời vụ chung để dẫn dụ trưởng thành đến đẻ trứng. Sử dụng bẫy diệt trưởng thành, ngắt ổ trứng và phun trừ sâu non trên các diện tích bẫy cây trồng.

Biện pháp hóa học:

Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng. Sử dụng hoạt chất thuốc BVTV được Cục bảo vệ thực vật cho phép: Bacillus Thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron. Phun giai đoạn cây có 3-6 lá thật khi sâu mới xuất hiện đa số tuổi 1-3, phun 2 lần cách nhau 10-12 ngày, phun theo hàng ướt đều 2 mặt lá và nách lá.

Lưu ý: Hiện nay trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc được đăng ký để phòng trừ sâu keo mùa thu. Do đó các hoạt chất nêu trên được Cục BVTV khuyến cáo sử dụng tạm thời, và chỉ được phép sử dụng phòng trừ sâu keo mùa thu trong thời gian tối đa đến ngày 31/12/2019./.

Nguồn tin: Ngọc Diệp - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 19346


Các tin khác:
 Giống ngô Dekalb DK6919S và DK9955S kháng sâu keo mùa thu – lựa chọn mới cho nông dân tỉnh Thanh Hóa (13/06/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (16/05/2019)
 Hội thảo đầu bờ mô hình sử dụng phân đạm xanh Hà Bắc N46TE & phân lân supe Đức Giang 20% P2O5 trên cây ngô và cây lúa tại Thanh Hóa. (14/05/2019)
 Thanh Hóa: Mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI- mang lại lợi ích cho bà con nông dân. (07/05/2019)
 Biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi trong mùa hè. (26/04/2019)
 Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm. (26/04/2019)
 Thanh Hóa: Tập huấn ToT cho cho cộng tác viên nòng cốt về Nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại Quan Sơn. (08/04/2019)
 Thành tựu 60 năm ngành Thủy sản Thanh Hóa (01/04/2019)
 Thanh Hóa: Kết quả bước đầu mô hình sản xuất ngô ngọt theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (25/03/2019)
 Đôi điều cần biết về bệnh gạo lợn (Porcine Cysticercosis). (22/03/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang