Số lượt truy cập
Hôm nay 52611
Hôm qua 39190
Tuần này 157315
Tháng này 3195141
Tất cả 192990725
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 28/01/2019
Kết quả thực hiện đề tài Nghiên cứu tuyển chọn cây trội một số loài cây lâm nghiệp chủ lực, nhằm cung cấp hạt giống chất lượng tốt phục vụ trồng rừng trên địa bàn Thanh Hóa

Thanh Hoá là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 647.055,98 ha, trong đó đất có rừng là 598.573,51 ha; đất chưa có rừng: 48.482,47 ha. Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ trồng trên 25 triệu cây phân tán các loại và khoảng 115 nghìn ha rừng tập trung.

Nhằm đáp ứng được nguồn hạt giống chất lượng cao cho nhu cầu trồng rừng trên địa bàn tỉnh thì cần phải có những điều tra, đánh giá cụ thể về mức độ cung cấp vật liệu giống cũng như chất lượng của các vật liệu giống, thực hiện đè tài “Nghiên cứu tuyển chọn cây trội một số loài cây lâm nghiệp chủ lực, nhằm cung cấp hạt giống chất lượng tốt phục vụ trồng rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh.

1. Mục tiêu của Đề tài

- Đánh giá hiện trạng các nguồn giống cây Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tuyển chọn 5.000 cây trội (cây mẹ) một số loài cây lâm nghiệp.

- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu cho 5.000 cây trội đã được tuyển chọn phục vụ cho công tác quản lý, khai thác.

2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng các nguồn giống cây Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thu thập tài liệu, thông tin về nguồn giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được công nhận cho lấy giống và hiện trạng rừng trồng của 12 loài cây dự kiến tuyển chọn cây trội.

+ Điều tra, đánh giá hiện trạng về 20 nguồn giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được công nhận cho lấy giống:

- Tuyển chọn cây trội

+ Khảo sát, lựa chọn, điều tra các lâm phần rừng trồng tập trung, đám rừng, đám cây, khu vực trồng cây phân tán dự kiến tuyển chọn cây trội trên địa bàn tỉnh.

+Đo đếm, đánh giá 7.500 cây trội dự tuyển để lựa chọn được 5.000 cây trội.Lập phiếu và tiến hành mô tả 5.000 cây trội đã được lựa chọn,

+ Thực hiện các thủ tục công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp cho 5.000 cây trội đã được lựa chọn:

3. Kết quả thực hiện

3.1. Đánh giá hiện trạng các nguồn giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đã thu thập được bản đồ, hồ sơ, giấy chứng nhận của 20 nguồn giống được công nhận trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 đến nay, gồm: hồ sơ quản lý của 1.076 cây trội; 389,8 ha rừng giống trồng; 87,27 ha rừng giống chuyển hóa, trong đó: Lâm phần tuyển chọn:  381 ha, rừng giống chuyển hóa: 87,27 ha,  cây trội/mẹ  1076 cây. Đến thời điểm điều tra, hiện còn 13 nguồn giống được Sở Nông nghiệp và PTNT cấp chứng chỉ công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

3.2. Hiện trạng rừng trồng của 12 loài dự kiến tuyển chọn cây trội

- Diện tích các loài cây dự kiến tuyển chọn cây trội gồm:

Tổng diện tích được xác định là 113.768,8 ha, trong đó: diện tích rừng trồng đã thành rừng 73.643,4 ha; rừng trồng chưa thành rừng 35.507,1ha, cụ thể như sau:

TT

Loài cây

Tổng

Diện tích đã thành rừng theo cấp tuổi (ha)

DT chưa thành rừng

Tổng

Cấp tuổi 1

Cấp tuổi 2

Cấp tuổi 3

Cấp tuổi 4

Cấp tuổi 5

 

Tổng

113.768,8

77.880,8

2.063,4

41.559,0

25.316,0

4.913,9

4.028,5

35.888,0

1

Keo tai tượng

90.595,6

65.726,2

1.849,6

37.381,6

20.910,2

2.738,9

2.845,9

24.869,4

2

Xoan ta

15.413,0

5.509,6

57,9

1.871,4

2.589,3

540,4

450,6

9.903,4

3

Lát hoa

5.968,7

5.313,0

81,7

2.079,5

1.563,2

1.474,4

114,2

655,7

4

Lim xanh

354,7

214,5

51,2

144,5

18,0

0,8

0,0

140,2

5

Mỡ

142,5

142,5

 

15,1

4,4

18,8

104,2

0,0

6

Trẩu

207,8

197,1

15,0

8,0

7,9

3,6

162,6

10,7

7

Quế

108,7

72,5

 

21,2

18,6

29,9

2,8

36,2

8

Giổi ăn hạt

8,9

8,5

 

6,5

2,0

0,0

 

0,4

9

Trám trắng

130,4

128,7

 

14,6

14,9

58,7

40,5

1,7

10

Trang

563,0

515,6

 

1,6

187,5

48,4

278,1

47,4

11

Đước

31,1

29,6

 

 

 

 

29,6

1,5

12

Bần chua

244,4

23,0

8,0

15,0

 

 

 

221,4

 

Kết quả tổng hợp diện tích hiện trạng rừng trồng của 12 loài cây dự kiến tuyển chọn cây trội thi Keo tai tượng có diện tích lớn nhất 90.595,6 ha, diện tích thấp nhất là Giổi ăn hạt 8,9 ha.

3.3 Tuyển chọn cây trội

-  Khảo sát lựa chọn các lâm phần rừng trồng tập trung, đám rừng, đám cây, khu vực trồng cây phân tán dự kiến tuyển chọn cây trội trên địa bàn tỉnh

+ Đã lựa chọn được 90 lâm phần rừng trồng tập trung:

Keo tai tượng 09 lâm phần, Xoan ta 18 lâm phần, Lát hoa 04 lâm phần, Lim xanh 10 lâm phần, Trẩu 08 lâm phần, Trám trắng 06 lâm phần, Bần chua 06 lâm phần, Trang 08 lâm phần, Đước 07 lâm phần, Mỡ 07 lâm phần, Quế 04 lâm phần, Giổi 03 lâm phần.

+ Lựa chọn được 1.400 đám rừng, đám cây, khu vực trồng cây phân tán, gồm:

Keo tai tượng 265 đám, Xoan ta 580 đám, Lát hoa 170 đám, Lim xanh 100 đám, Trẩu 135 đám, Trám trắng 55 đám, Mỡ 13 đám, Quế 62 đám, Giổi 20 đám.

- Kết quả công nhận cây trội:

+ Keo tai tượng: 1.500 cây; mã số SM.27.09; số hiệu cây trội K01 ÷ K 1.500

+ Xoan ta: 1.200 cây; mã số SM.27.10; số hiệu cây trội X 01 ÷ X 1.200

+ Lát hoa: 300 cây; mã số SM.27.11; số hiệu cây trội La. 01 ÷ La.300

+ Lim xanh: 300 cây; mã số SM.27.12; số hiệu cây trội Li. 01 ÷ Li.300

+ Trẩu: 200 cây; mã số SM.27.13; số hiệu cây trội Tru. 01 ÷ Tru.200

+ Trám trắng: 200 cây; mã số SM.27.14; số hiệu cây trội TT. 01 ÷ TT.200

+ Bần chua: 100 cây; mã số SM.27.15; số hiệu cây trội B.01 ÷ B 1.00

+ Trang: 300 cây; mã số SM.27.16; số hiệu cây trội Tra. 01 ÷ Tra.300

+ Đước: 200 cây; mã số SM.27.17; số hiệu cây trội Đ.01 ÷ Đ 2.00

+ Mỡ: 100 cây; mã số SM.27.18; số hiệu cây trội M.01 ÷ M.100 

+ Quế: 400 cây; mã số SM.27.19; số hiệu cây trội Q.01 ÷ Q. 400 

+ Giổi: 200 cây; trong đó:

Giổi xanh 183 cây; mã số SM.27.20; số hiệu cây trội G.18 ÷ G. 200

Giổi ăn hạt 17 cây; mã số SM.27.21; số hiệu cây trội G.01 ÷ G.17

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÂY TRỘI ĐƯỢC CÔNG NHẬN

Cây Lát hoa được công nhận tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Cây Lim xanh được công nhận tại xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy

Cây Mỡ được công nhận tại của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò

Nguồn tin: Chi cục Lâm nghiệp
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 24426


Các tin khác:
 Đầu tư nghiên cứu và phát triển cây Bò khai tại Vườn quốc gia Bến En  (11/05/2018)
 Lễ ra quân trồng rừng “Vì một Việt Nam xanh” năm 2018 (03/04/2018)
 Đoàn Thanh niên Vườn Quốc gia Bến En ra quân “Trồng cây bản địa gỗ lớn làm giàu rừng” (28/03/2018)
 Hoạt động quản lý và phát triển vùng đệm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (09/01/2018)
 Tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ rừng cho cán bộ kiểm lâm và tổ đội bảo vệ rừng các thôn bản vùng đệm tại Khu BTTN Pù Hu. (25/07/2017)
  Trồng rừng vì một Việt Nam xanh (17/04/2017)
 Một số đặc điểm lâm học của loài Vù Hương (Cinnamomum balansae Lecomte) tại Vườn Quốc gia Bến En (16/03/2017)
 Công bố các Khung chính sách Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tang cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) (24/01/2017)
 Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác Kiểm lâm và hoạt động Công đoàn năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 (26/12/2016)
 Hội thao cầu lông Kiểm lâm Thanh Hóa năm 2016 (26/12/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang