Số lượt truy cập
Hôm nay 24946
Hôm qua 58866
Tuần này 188516
Tháng này 3226342
Tất cả 193021926
Browser   (Today) Chi tiết >>
Chủ nhật, 01/04/2018
Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa, những kết quả nổi bật và một số bài học kinh nghiệm

   Xác định Chương trình xây dựng NTM là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, nên ngay từ khi triển khai thực hiện, tỉnh ta đã đưa Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM là một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để tập trung chỉ đạo. Có thể khẳng định, Chương trình xây dựng NTM ở tỉnh ta đến nay đã thu được những thành tựu hết sức to lớn. Kết quả này là do có sự hỗ trợ của Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo quyết liệt của  Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Ban Chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, sự chung tay, góp sức của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Và nhất là sự đồng thuận, hưởng ứng, tự giác tham gia của các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào XD NTM 2017.

   Là một tỉnh đất rộng, người đông, xuất phát điểm thấp, do đó, để phù hợp với điều kiện thực tế, tỉnh đã chủ trương chỉ đạo xây dựng NTM vừa điểm, vừa diện; vừa xây dựng NTM ở cấp xã vừa thực hiện các tiêu chí NTM ở thôn, bản. Đây là cách làm và bước đi có thể nói là sáng tạo, phù hợp thực tế địa phương.

    Qua 7 năm thực hiện Chương trình, diện mạo nông thôn đã thay đổi hết sức rõ nét, cả về cơ  sở hạ tầng lẫn nhận thức, thói quen và tư duy của người nông dân. Thay vì thụ động, chỉ cần “ăn no mặc ấm” như trước, người dân đã đặt mục tiêu cao hơn nhiều, đó là làm giầu cho mình và cho xã hội. Xác định phát triển sản xuất là tiền đề nhằm nâng cao thu nhập, đời sống của người dân, trong những năm qua, Thanh Hóa đã ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy phát triển sản xuất, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cụ thể như: các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật cho nông dân; xây dựng các mô hình trình diễn cây trồng, vật nuôi hiệu quả, vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng cao, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ; hỗ trợ giống, cơ chế chính sách phát triển vùng rau an toàn … trên cơ sở cơ chế, chính sách của tỉnh, nhiều địa phương đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, vừa tạo mối iên kết trong ngoài, vừa khai thác, phát huy tối đã thế mạnh các mô hình cây, con đặc sản, hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả có múi, cây lấy gỗ… có giá trị kinh tế cao. Giai đoạn 2011-2017, từ nuồn vốn Chương trình NTM đã xây dựng được 1.314 mô hình phát triển sản xuất và ngành  nghề nông thôn, thu hút 41.839 hộ gia đình tham gia; So với năm 2011, đến nay, thu nhập bình quân người dân khu vực nông thôn tăng từ 11,02 triệu đồng/người lên 24,8 triệu đồng người; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 29,69% xuống còn 8,43%.

    Mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM là nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, cùng với đó, việc giữ vững, duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân là vấn đề mà lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND và các cấp, các ngành hữu quan của tỉnh luôn quan tâm. Thực tế cho thấy, việc đạt được các tiêu chí đã khó, nhưng giữ được và nâng cao lại càng khó hơn. Nhất là với các nội dung tiêu chí mang tính “động” như thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo, BHYT, vệ sinh môi trường, Quốc phòng và an ninh … đây là những tiêu chí tiềm ẩn nhiều biến động, phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khách quan, ý thức của người dân và  cả cán bộ địa phương. Tuy nhiên, do ý thức được vấn đề này, hầu hết các huyện, xã đạt chuẩn NTM đều đã có sự nỗ lực cao độ, thông qua những giải pháp phù hợp, những cách làm chủ động, sáng tạo trong việc giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt được. Nhiều xã vẫn tiếp tục duy trì được thế mạnh trong phát triển sản xuất, đổi điền, dồn thửa, xây dựng cánh đồng lớn, như: Nga An, Hoằng Thắng, Hoằng Hợp, Phú Lộc; thu nhập bình quân đầu người ở các xã đều tăng khá, nhiều xã thu nhập của người dân đạt từ 35 đến 38 triệu đồng, như Xuân Thành, Tượng Văn, Định Tân, Yên Lâm, Đông Khê...; một số xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 3% như Nga Thành, Đông Văn, Tượng Văn, Thọ Trường .v.v.

    Tính đến hết năm 2017, Thanh Hóa đã có 01 huyện, 241 xã; 523 thôn, bản  được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 391 thôn, bản miền núi. Bình quân toàn tỉnh đạt 15,0 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí.

    Tổng nguồn vốn huy động XDNTM của tỉnh 7 năm qua đạt khoảng 38.569,682 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.995,952 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 465,750 tỷ đồng. Còn lại là nguồn huy động từ ngân sách xã, các doanh nghiệp, đơn vị  và đóng góp của nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh đã xây mới và nâng cấp, cải tạo được 8.739 km đường giao thông nông thôn; 2.126 km kênh mương; khoảng 11.100 phòng học; 200 trạm biến áp, 1.886 km đường dây hạ thế; 349 nhà văn hóa và khu thể thao xã; 2.599 nhà văn hóa thôn; 288 chợ nông thôn; 448 trạm y tế; 374 trụ sở xã; hơn 50.000 công trình cấp nước sinh hoạt; xây mới, chỉnh trang gần 90.000 nhà ở dân cư.

    Từ thực tiễn triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu, đó là:

    1. Phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt và liên tục của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp. Trong đó vai trò người đứng đầu là nhân tố quyết định. Đồng thời phải xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện trúng, sát với thực tế, đặc thù từng địa phương từ làng, bản, thôn, xóm trở lên. Ban hành đồng bộ cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phong trào xây dựng NTM, phân công cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng tổ chức, thành viên Ban Chỉ đạo các cấp trong chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện các nội dung xây dựng NTM.

    2. Phải làm tốt công tác truyên truyền, tập huấn, tham quan học tập mô hình nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về xây dựng NTM. Giúp người dân, kể cả cán bộ, Đảng viên, Đoàn viên và các hội viên các đoàn thể xã hội hiểu sâu, rõ, đúng về mục đích, ý nghĩa, nội dung của trương trình. Tuyên truyền phải được làm thường xuyên, liên tục, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, nhưng phải thiết thực, đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với thực tế.

    3. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần đa dạng hóa việc huy động từ mọi thành phần kinh tế, nhất là huy động nội lực trong nhân dân, nguồn lực từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Đặc biệt, không được nóng vội, chạy theo thành tích dẫn đến huy động quá sức dân.

     4. Phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng NTM. Từ đó phát hiện những khó khăn, vương mắc, bất cập để kịp thời xử lý, tháo gỡ cũng như động viên, khen thưởng những điển hình tiên tiến, nghiêm khắc phê bình, xử lý những cá nhân, tập thể có tư tưởn thụ động, ỷ lại vào cấp trên hoặc có biểu hiện tiêu cực, trục lợi, vi phạm các quy định trong xây dựng NTM.

     5. Phải phát huy dân chủ và đề cao vai trò chủ thể của người dân. Đây là bài học quan trọng, đóng vai trò quyết định trong Xây dựng NTM. Theo đó, phải đặt người nông dân là trung tâm, là chủ thể, phải thật sự phát huy dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Phải minh bạch, công khai từ khâu lập quy hoạch, xây dựng đề án, lộ trình, nguồn kinh phí thực hiện. Phải làm sao cho dân được tham gia tất cả các khâu trong quá trình xây dựng NTM, tham gia bàn bạc, lựa chọn, quyết định mọi công việc từ nhỏ đến lớn, nội dung nào ưu tiên làm trước, việc nào làm sau. Phải khẳng định rằng, xây dựng NTM chỉ thành công khi người dân đóng vai trò là chủ thể của chương trình. Đây vừa là mục tiêu, vừa là nguyên nhân, là kết quả thành bại của chương trình./.

Nguồn tin: Văn phòng Điều phối xây dựng NTM
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 11742


Theo dòng sự kiện:
 Công nhân, viên chức, lao động ngành Nông nghiệp và PTNT với phong trào thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp từ mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (19/10/22)
 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NTM) TỈNH THANH HÓA, TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) (16/05/22)
 Diện mạo mới ở xã nông thôn mới nâng cao Ngọc Phụng (14/03/22)
 Lễ ra quân sản xuất đầu năm, tết trồng cây xuân Nhâm Dần 2022 (09/02/22)
 Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở bản Đông Ban (23/12/21)
 Yên Định xứng đáng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh (27/08/19)
 TP Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (27/08/19)
 Xã Vĩnh Ninh đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM (27/08/19)
 Thọ Xuân tập trung xây dựng huyện nông thôn mới (27/08/19)
 Huyện Hoằng Hóa: 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới (24/08/19)


Các tin khác:
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (22/08/2019)
 Thẩm định, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho 2 xã của huyện Thường Xuân (20/08/2019)
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Vĩnh Lộc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Quảng Xương lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt kết quả cao chương trình xây dựng nông thôn mới (16/08/2019)
 Huyện Quan Hóa: Huy động gần 2.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (15/08/2019)
 Thẩm định đạt chuẩn Nông thôn mới cho 4 xã huyện Triệu Sơn (15/08/2019)
 Thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện Vĩnh Lộc (14/08/2019)
 Thẩm định, xét đạt chuẩn nông thôn mới cho Xã Quang Trung (Bỉm Sơn) (13/08/2019)
 Xã Kiên Thọ huy động hơn 254 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (13/08/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang