Số lượt truy cập
Hôm nay 56872
Hôm qua 39190
Tuần này 161576
Tháng này 3199402
Tất cả 192994986
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 28/03/2018
Phát triển mỗi xã một sản phẩm

   Mỗi xã một sản phẩm hiện đang được tỉnh ta triển khai thực hiện trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) được người dân duy trì và phát triển.

   Trong quá trình phát triển có những thăng trầm, nhưng người dân làng nghề xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) vẫn gắn bó với nghề, những sản phẩm mỹ nghệ mây tre đan và địa danh Hoằng Thịnh giờ đây đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Toàn xã có gần 1.800 hộ thì có tới 70% số hộ tham gia làm nghề mây tre đan. Các sản phẩm ở đây chủ yếu là mặt hàng truyền thống phục vụ sinh hoạt như rổ, rá, nong, nia... phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã phục vụ xuất khẩu. Tổng doanh thu hàng năm từ sản xuất hàng mây, tre đan ở Hoằng Thịnh đạt khoảng 30 tỷ đồng. Ông Hoàng Văn Hiến, Chủ tịch UBND xã Hoằng Thịnh, cho biết: Xã xác định nghề mây tre đan là nghề mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương, phù hợp với lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Để duy trì và phát triển làng nghề mây tre đan, địa phương khuyến khích các hộ dân làm nghề không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng, đa dạng và cải tiến mẫu mã, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các công ty, tổ hợp tác, kêu gọi đầu tư, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

   Làng nghề đan nón lá ở xã Trường Giang (Nông Cống) hiện là một trong những làng nghề truyền thống phát triển của tỉnh.  Hàng năm, người dân trong xã cung cấp cho thị trường khoảng 1,5 triệu sản phẩm, doanh thu hơn 34 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 85% lao động nông thôn... Để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, ngày nay, các bậc cao niên ở trong làng vẫn luôn chú tâm truyền dạy nghề làm nón lá cho con cháu.

   Ngoài những làng nghề nêu trên, hiện trên địa bàn tỉnh còn có nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời. Các làng nghề tạo ra hàng trăm sản phẩm các loại, một số sản phẩm truyền thống được nhiều nơi biết đến, như: Chiếu cói Nga Sơn, trống đồng Đông Sơn, nước mắm Ba Làng, bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng... Có 4 địa phương đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý sản phẩm, gồm: Mắm tôm Hậu Lộc, cói Nga Sơn, bưởi Luận Văn và quế ngọc Thường Xuân; 10 sản phẩm đã được công nhận thương hiệu, nhãn mác (nước mắm Do Xuyên – Ba Làng; nước mắm Khúc Phụ; tơ Hồng Đô; nón lá Trường Giang; bánh gai Tứ Trụ; kẹo nhãn Lang Chánh; chè lam Phủ Quảng; mắm tép Hà Yên; rượu làng Quảng; tương làng Ái).

   Hiện toàn tỉnh có 25 nghề truyền thống, 155 làng nghề, thu hút khoảng 38.700 lao động. Các làng nghề đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, lưu truyền và phát triển. Những năm gần đây, việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch đang là mục tiêu hướng tới của nhiều địa phương, bước đầu đã hình thành một số điểm du lịch gắn với làng nghề. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm sản xuất ra còn hạn chế về ý tưởng, tổ chức sản xuất, kiểm soát chất lượng, maketing.... dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Hàng năm, toàn tỉnh thu hút hàng triệu khách du lịch nhưng các sản vật, đặc sản rất có giá trị của tỉnh tiêu thụ ít, giá bán rất thấp; thiếu thông tin, thiếu sự kết nối tiêu thụ các sản phẩm. Phát triển ngành nghề nông thôn và phát triển du lịch vẫn chưa gắn kết được với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đa số cơ sở có quy mô sản xuất nhỏ, hộ gia đình, thiếu vốn, thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, thu nhập của lao động ngành nghề nông thôn thấp. 

   Trước thực trạng trên, căn cứ tình hình phát triển thực tế của các làng nghề, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến 2030 và triển khai thực hiện tại 577 xã khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, khuyến khích mở rộng sang khu vực đô thị (30 phường, 28 thị trấn). Duy trì và phát triển các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, nhất là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương. Trong đó, tập trung vào 6 nhóm sản phẩm, gồm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm – nội thất – trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn - bán hàng. Để mỗi làng một sản phẩm, mỗi xã một nghề phát triển thành công trên địa bàn tỉnh, các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương tích cực tuyên truyền, hỗ trợ các cơ sở sản xuất khai thác hợp lý, hiệu quả mọi nguồn tiềm năng sẵn có ở địa phương, tạo ra nhiều sản phẩm và việc làm cho người lao động. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nhân lực, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại; phát triển sản phẩm gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Hỗ trợ các đơn vị sản xuất trên địa bàn cung cấp các sản phẩm của địa phương đến các trung tâm, điểm giới thiệu sản phẩm trên địa bàn tỉnh để tiêu thụ, quảng bá sản phẩm./.

Nguồn tin: Văn phòng Điều phối xây dựng NTM
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 8542


Theo dòng sự kiện:
 Công nhân, viên chức, lao động ngành Nông nghiệp và PTNT với phong trào thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp từ mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (19/10/22)
 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NTM) TỈNH THANH HÓA, TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) (16/05/22)
 Diện mạo mới ở xã nông thôn mới nâng cao Ngọc Phụng (14/03/22)
 Lễ ra quân sản xuất đầu năm, tết trồng cây xuân Nhâm Dần 2022 (09/02/22)
 Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở bản Đông Ban (23/12/21)
 Yên Định xứng đáng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh (27/08/19)
 TP Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (27/08/19)
 Xã Vĩnh Ninh đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM (27/08/19)
 Thọ Xuân tập trung xây dựng huyện nông thôn mới (27/08/19)
 Huyện Hoằng Hóa: 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới (24/08/19)


Các tin khác:
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (22/08/2019)
 Thẩm định, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho 2 xã của huyện Thường Xuân (20/08/2019)
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Vĩnh Lộc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Quảng Xương lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt kết quả cao chương trình xây dựng nông thôn mới (16/08/2019)
 Huyện Quan Hóa: Huy động gần 2.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (15/08/2019)
 Thẩm định đạt chuẩn Nông thôn mới cho 4 xã huyện Triệu Sơn (15/08/2019)
 Thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện Vĩnh Lộc (14/08/2019)
 Thẩm định, xét đạt chuẩn nông thôn mới cho Xã Quang Trung (Bỉm Sơn) (13/08/2019)
 Xã Kiên Thọ huy động hơn 254 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (13/08/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang