Số lượt truy cập
Hôm nay 26137
Hôm qua 39190
Tuần này 130841
Tháng này 3168667
Tất cả 192964251
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 25/10/2016
Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp Vụ Pháp chế - Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức Luật Thú y

Thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Vụ Pháp chế - Bộ Nông nghiệp &PTNT tổ chức Hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về Nông nghiệp và PTNT

Trong 2 ngày: 20,21/10/2016, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp Vụ Pháp chế - Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về Nông nghiệp và PTNT, trọng tâm là pháp luật về thú y (01 lớp cấp tỉnh và 02 lớp cấp huyện tại Hoằng Hóa và Hậu Lộc). Tổng số học viên được tập huấn 200 người, là cán bộ làm công tác thú y từ cấp tỉnh đến huyện, xã, ngoài ra còn có cán bộ công tác ở Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Ban dân tộc và một số chủ cơ sở chăn nuôi trên địa bàn.

Hình 1: Hội nghị tuyên truyền cấp tỉnh (tại Sở Nông nghiệp và PTNT)

Hình 2: Hội nghị tuyên truyền tại huyện Hoằng Hóa

Hình 3: Hội nghị tuyên truyền tại huyện Hậu Lộc

Luật Thú y được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 9, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016; Luật bao gồm 7 Chương, 116 Điều, quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y. Trong đó một số điểm mới đáng chú ý của Luật thú y là:

- Quy định một số nguyên tắc mới trong hoạt động thú y như: bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động thú y từ trung ương đến địa phương; thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phòng, chống dịch bệnh động vật là trách nhiệm của chủ vật nuôi, chủ cơ sở nuôi, nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó để hoạt động thú y được thông suốt từ trung ương đến địa phương, Luật giao cụ thể cho UBND các cấp trong chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật như tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; chương trình giám sát, khống chế thanh toán dịch bệnh động vật; phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí trong chống dịch, xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh.

- Để bảo đảm công tác quản lý nhà nước về thú y hiệu lực và hiệu quả, tạo cơ sở cho việc định ra các hành vi và hình thức xử phạt vi phạm, Luật Thú y đã bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thú y: che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm làm lây lan dịch bệnh động vật; khai báo, lập danh sách, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy; khai báo, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng vật tư, hóa chất để phòng, chống dịch bệnh động vật với mục đích trục lợi; không thực hiện việc thông báo, công bố dịch bệnh động vật trong trường hợp phải thông báo, công bố theo quy định của Luật; thông tin không chính xác về tình hình dịch bệnh động vật.

- Quy định về nguyên tắc kiểm dịch động vật, không còn dựa trên “số lượng lớn, khối lượng lớn” như Pháp lệnh năm 2004, Luật quy định việc kiêm dịch động vật, sản phẩm động vật được thực hiện kiểm soát theo mối nguy cơ về dịch bệnh động vật và có các quy định theo hướng mở đối với việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên cạn ra khỏi tỉnh. Cụ thể, động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc từ cơ sở đã được phòng bệnh bằng vắc xin và cơ sở chăn nuôi tham gia chương trình giám sát dịch bệnh. Khi vận chuyển ra khỏi tỉnh, chủ cơ sở chỉ cần thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y để được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trước khi vận chuyển không phải làm thủ tục kiểm dịch. “Đây là một điểm mới đột phá của Luật Thú y nhằm tạo điều kiện thông thoáng trong việc lưu thông động vật, sản phẩm động vật trong nước, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thú y, tránh gây phiền hà sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh”

Đối với động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở có nguồn gốc thu gom, chăn nuôi nhỏ lẻ và chưa được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hoặc không tham gia chương trình giám sát dịch bệnh khi vận chuyển ra khỏi tỉnh tiêu thụ phải thực hiện kiểm dịch theo quy định.

- Quy định về kiểm soát thú y đối với giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật là bổ sung khâu chế biến sản phẩm động vật vào quy trình kiểm soát để phù hợp với Luật An toàn thực phẩm. Tại Điều 64 của Luật đã đưa ra các yêu cầu đối với giết mổ động vật để kinh doanh như: động vật phải khỏe mạnh; có trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ và được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y kiểm soát theo quy trình; việc giết mổ động vật phải được thực hiện cơ sở giết mổ động vật tập trung, trường hợp tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung thì việc giết mổ động vật được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ và phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y...

Thông qua kết quả tập huấn, truyên truyền pháp luật thú y giúp cán bộ làm công tác thú y nắm rõ hơn những điểm mới, điểm quan trọng của luật, các giảng viên của Vụ pháp chế, Bộ Nông nghiệp và PTNT giải đáp kịp thời những thắc mắc trong điểm mới quy định của luật từ đó làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và áp dụng vào công việc của cơ quan, đơn vị và các cơ sở chăn nuôi./.

Tác giả: Nguyễn Trọng Quyền - Phó Chánh Văn Phòng Sở
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 29159


Các tin khác:
 Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2016 (20/10/2016)
 Triển lãm, giới thiệu các sản phẩm du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (22/09/2016)
 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT  (21/09/2016)
 Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thao CNVCLĐ chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Công đoàn Thanh Hóa. (16/09/2016)
 SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT - ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH THANH HOÁ KÝ KẾT CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP THAM GIA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 (16/09/2016)
 Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. (06/09/2016)
 Hội nghị kết nối tiêu thụ lương thực, thực phẩm giữa các đơn vị tham gia chuỗi cung ứng và các đơn vị tiêu thụ trong khu Kinh tế Nghi Sơn (06/09/2016)
 SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT NĂM 2017, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2016-2017 (05/09/2016)
 Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2016. (25/08/2016)
 Công điện số 09 ngày 20/8/2016 về chủ động đối phó với mưa lũ sau bão số 3 năm 2016 (22/08/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang