Số lượt truy cập
Hôm nay 45972
Hôm qua 39190
Tuần này 150676
Tháng này 3188502
Tất cả 192984086
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 01/10/2013
Công bố Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng Sến Tam Quy, Hà Trung Thanh Hóa

Sáng ngày 29/9/2013, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Lâm nghiệp Thanh Hóa tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng Sến Tam Quy, huyện Hà Trung. Đồng chí Lê Như Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, dự và chỉ đạo Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí đại diện Thường vụ, Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Hà Trung; các đồng chí  đại diện Lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT có liên quan; đại diện các thôn, xã thuộc Vùng đệm Rừng đặc dụng Sến Tam Quy. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đưa tin Hội nghị.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Lâm nghiệp Thanh Hóa đã trình bày nội dung Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng Sến Tam Quy, huyện Hà Trung đến năm 2020, theo Quyết định số 2406/QĐ-UBND ngày 12/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, với các nội dung chính như sau:

          - Phạm vi xây dựng quy hoạch: Phạm vi rừng đặc dụng Khu bảo tồn loài sến Tam Quy, diện tích 518,5 ha.

          - Mục tiêu quy hoạch: Quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn loài sến Tam Quy gắn với việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ cảnh quan và môi trường; làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng rừng đặc dụng; huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, các tổ chức trong và ngoài nước vào hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn loài sến Tam Quy.

          - Nội dung quy hoạch: Khu bảo tồn loài sến Tam Quy có diện tích 518,5 ha, nằm trên địa giới hành chính 3 xã: Hà Lĩnh,Hà Tân và Hà Đông, thuộc tiểu khu 464.

Quy hoạch các phân khu chức năng : Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích sau kỳ quy hoạch: 32,65 ha. Phần khu phục hồi sinh thái: Diện tích sau kỳ quy hoạch: 485,85 ha. Phân khu hành chính dịch vụ: Là Khu hành chính dịch vụ của Trung tâm NCƯDKHCN Lâm nghiệp.

          Bảo vệ rừng, phục hồi sinh tháỉ, bảo vệ, tôn tạo, cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử; môi trường; lưu trữ và cơ sở dữ liệu; cứu hộ sinh vât; các chương trình nghiên cứu khoa học: Bảo vệ rừng: Đến năm 2020, bảo vệ vốn rừng hiện có 32,65 ha tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Phát triển rừng: Làm giàu rừng: Diện tích 252,58 ha; Nâng cao chất lượng rừng trồng hiện có: Diện tích 169,5 ha; Trồng rừng trên khoảng trống trong rừng và băng xanh cản lửa: Diện tích là 6,52 ha. Nghiên cửu khoa học: Thực hiện các đề tài điều tra vê đặc tính sinh học, diễn thế của loài sến, mối quan hệ sinh thái, gắn với biến đổi khí hậu; nghiên cứu gây trồng, giống, tái sình, tổ thành rừng.

          Quy hoach phát triển du lịch sinh thái: Giai đoạn đển năm 2020: Đầu tư 02 tuyến chính phục vụ du khách: Tuyến 1 (tại Khu vực Trung tâm): Hình thành tuyến du lịch mới trên cơ sở đường liên xã hiện có (tò Quốc lộ 1A đến khu dịch vụ hành chính); Tuyến 2 (tại Khu vực các đập chứa nưởc): Từ Trung tâm DVHC qua Đập Cầu đen Đập Ngang.

           Quy hoạch phát triển vùng đệm: Vùng đệm, đển năm 2020 được quy hoạch trên địa bàn hành chính 3 xã (Hà Đông, Hà Lĩnh và Hà Tân) với tổng.diện tích tự nhiên là 795,5 ha.

            Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng: Tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tang tại Trung tâm theo Quyết định số 502/QĐ-ƯBND ngay 17/02/2011 cua Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; Nâng cấp, sửa chữa 02 trạm bảo vệ rừng hiện có (Trạm Tam Quy và Trạm Hà Đông); Trại thực nghiệm Tam Quy 2, xã Hà Tân; xây dựng mới 01 Trạm bảo vệ rừng (tại xã Hà Lĩnh). Quy mô diện tích mỗi trạm khoảng 200 m2; Đóng mốc ranh giới khu rừng đặc dụng và các phân khu chức năng. Nâng cấp và xây dựng mới 04 tuyến đường tuần tra bảo vệ rừng…

          Bảo vệ môi trường: Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nhằm huy động mọi nguôn lực trong xã hội tham gia đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường.

Quy hoạch sử dụng đất bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng: Quy hoạch sử dụng cho mục đích rừng đặc dụng 518,5 ha, cụ thể phân theo đơn vị hành chính: Xã Hà Đông: 42,81 ha; xã Hà Lĩnh: 267,62 ha; xã Hà Tân 202,07 ha.

            - Vốn và nguồn vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư: 55,154,60 trệu đồng (năm mươi lăm tỷ một trăm năm tư triệu sáu ừãm nghìn đồng). Trong đó: Ngân sách Trung ương: 10.355,50 triệu đồng. Ngân sách địa phương: 10.601,20 triệu đồng. Vốn khác: 34.197,80 triệu đồng.

Phát biểu chào mừng và chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Lê Như Tuấn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đã thay mặt Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, nhiệt liệt chúc mừng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Lâm nghiệp Thanh Hóa, chúc mừng 5 Thôn thuộc 4 xã của huyện Hà Trung là: Hà Tân, Hà Ninh, Hà Lĩnh, Hà Đông thuộc vùng Quy hoạch và vùng Đệm Khu bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Sến Tam Quy. Đồng chí nêu rõ: Rừng Sến Mật- Tam Quy - Hà Trung không chỉ là loài gỗ quý, hiếm, được dùng trong xây dựng và đồ gia dụng, từ xưa đã được Cha, Ông chúng ta xếp vào nhóm Tứ thiết: “Đinh - Lim - Sến - Táu” mà lá Sến còn là thành phần chính của thuốc chữa bỏng rất công hiệu; hạt Sến cho dầu ăn thay mỡ động vật, làm nhiên liệu cho các động cơ diezen sạch, than Sến có nhiệt lượng cao dùng cho luyện kim mà các loại than khác không thể sánh kịp; đặc biệt Sến là loài cây mọc rải rác, nhưng Sến Tam Quy lại có tỷ lệ quần thụ trên 70%, loại tổ thành hiếm gặp trên phạm vi Đông nam Châu Á. Do vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng Sến Tam Quy chính là quản lý, bảo vệ, phát triển một loài thực vật quý, hiếm, là việc làm cần thiết, cấp bách của nhân dân Thanh Hoá nói chung và của nhân dân các xã Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông và Hà Ninh huyện Hà Trung nói riêng.

       Quyết định số 2406/QĐ-UBND ngày 12/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy đến năm 2020 là cơ cở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy; là cơ hội cho việc kinh doanh khu du lịch gắn với bảo tồn di tích, bảo vệ cảnh quan và môi trường; là cơ sở cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng rừng đặc dụng; huy động sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào hoạt động bảo tồn và phát triển. Đây là việc làm không chỉ mang lại lợi ích cho Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy mà là việc làm quan trọng đối với sự phát triển chung của huyện Hà Trung. Thực hiện Quy hoạch khu rừng Sến Tam Quy là việc làm không chỉ của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp, của Sở Nông nghiệp & PTNT Thanh Hoá mà còn là việc làm của nhân dân 5 thôn vùng đệm, của đảng bộ và nhân dân 4 xã liền kề nói riêng, của Đảng bộ và nhân dân huyện Hà Trung nói chung. Hy vọng, sau Hội nghị công bố Quy hoạch này, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp sẽ nhận được sự đồng thuận, sự ủng hộ nhiệt tình của Đảng bộ và nhân dân các xã trong vùng; sự đầu tư có hiệu quả của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, để khu rừng Sến Tam Quy ngày càng phát triển bền vững.

        Để tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Hà Trung quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp, giúp Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Lâm nghiệp thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ.

       Yêu cầu các phòng, đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT có liên quan và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Lâm nghiệp tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:

        Một là: Tập trung thu hút nguồn vốn để nhanh chóng thực hiện tốt các hạng mục xây dựng cơ bản như Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt. Trước mắt, ưu tiên đầu tư cho việc cắm cột mốc về gianh giới với diện tích đã được quy hoạch (518,5 ha);

        Hai làPhối hợp chặt chẽ với các thôn, xã giáp danh xác định rõ địa điểm, ranh giới của 795,5 ha thuộc quy hoạch vùng đệm, sớm có kế hoạch để đầu tư phát triển sinh kế nhân dân 5 Thôn theo đúng tinh thần Quyết định 24 ngày 01/6/2012 của Thủ Tướng Chính Phủ về Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020;

        Ba là: Chuyển tải các thông tin, tăng cường tuyên truyền, quảng bá, nhất là việc quy hoạch khu du lịch sinh thái lên các phương tiện thông tin đại chúng, trên  Website của Sở để thu hút và kêu gọi sự đầu tư của các doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước và nước ngoài;

        Bốn là: Trong các hoạt động, Trung tâm cần xây dựng kế hoạch cụ thể có sự tham gia của cộng đồng dân cư, của chính quyền các cấp, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân, các cấp, các ngành. Tổ chức họp, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để lắng nghe cộng đồng dân cư, lãnh đạo chính quyền địa phương sở tại góp ý chỉnh sửa, bổ sung vào kế hoạch thực hiện, đúc rút kinh nghiệm để có những bước đi chắc chắn, và hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ.

        Năm là: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cùng với các thôn thống nhất xây dựng các quy ước, hương ước về bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng./.

 

 

 

 

 

Tác giả: Văn phòng Sở
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 66580


Theo dòng sự kiện:
 Thông báo sản xuất cây giống lâm nghiệp (05/01/24)
 Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (19/12/23)
 Thông báo sản xuất cây giống (17/10/23)
 Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên với phẩm chất “6 dám” ngang tầm nhiệm vụ tại Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên (11/07/23)
 Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh thông báo tổ chức sản xuất và kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp (30/01/23)
 Xây dựng mô hình điểm trồng hàng rào xanh, cây bóng mát trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu (04/01/23)
 Ban Quản lý Rừng phòng hộ Mường Lát thông báo thông tin về sản xuất, gieo ươm cây giống phục vụ trồng rừng năm 2030 (29/11/22)
 Tăng cường công tác kiểm tra an ninh rừng tại gốc trong dịp trước tết Nguyên đán 2023 (07/11/22)
 KÝ KẾT QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ NHƯ THANH VỚI CÔNG AN HUYỆN NHƯ THANH TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ THUỘC LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP (26/10/22)
 Đoàn công tác Ban quản lý Khu BTTN Mường Nhé tỉnh Điện Biên tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng tại BQL Khu BTTN Xuân Liên. (28/09/22)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang