Số lượt truy cập
Hôm nay 31782
Hôm qua 39190
Tuần này 136486
Tháng này 3174312
Tất cả 192969896
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 15/02/2023
Phát huy vai trò tự động hóa sản xuất trong doanh nghiệp

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số hóa, các dây chuyền tự động hóa được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất nỗ lực cải tiến công nghệ, hệ thống máy móc của mình để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất. Đó chính là cơ sở để nâng cao vị thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.

Máy trải vải tự động giúp Công ty TNHH Công nghiệp Wooju Việt Nam (Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga) tiết kiệm tối ưu nhân công.

Trải qua hơn 3 năm đại dịch COVID-19 hoành hành trên khắp thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất đã gặp phải vô vàn khó khăn và thách thức. Đối mặt với nhu cầu thiếu hụt nhân sự, nhiều doanh nghiệp bắt đầu có xu hướng nghiên cứu và đầu tư hệ thống tự động hóa vào mô hình kinh doanh của mình, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất.

Năm 2021, khi dịch bệnh trở nên căng thẳng nhất cũng là lúc nhân lực của Công ty TNHH Công nghiệp Wooju Việt Nam (Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga) thiếu hụt trầm trọng. Đứng trước khó khăn này, công ty đã đầu tư hàng chục máy trải vải tự động trị giá trên 5 tỷ đồng, mỗi máy có thể thay thế cho 10 lao động thủ công như trước đây, nhưng năng suất thì cao gấp 30 lần. Đó là thành quả từ việc đổi mới công nghệ, đưa các loại máy móc hiện đại vào sản xuất, đặc biệt là những dạng thiết bị có đặc tính tự động hóa cao. Theo đại diện lãnh đạo công ty thì có rất nhiều công đoạn trong ngành dệt may có thể áp dụng công nghệ tự động hóa để sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật, mang tính thẩm mỹ và đảm bảo chất lượng cao. Và hơn hết là không cần quá nhiều lao động, nếu doanh nghiệp áp dụng triệt để công nghệ tự động vào sản xuất.

Dây chuyền sản xuất sữa gạo lứt của nhà máy chế biến nước dinh dưỡng tế bào mía và nhà máy chế biến sữa gạo lứt (Công ty CP Mía đường Lam Sơn) được ứng dụng tự động hóa 100%.

Ngoài tiết kiệm nhân công, mô hình tự động hóa sản xuất còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, cắt giảm tối đa chi phí nguyên vật liệu. Quy trình sản xuất khi được ứng dụng vào các thiết bị tự động thì mọi thông số sản phẩm sẽ được lập trình trước, do vậy mà sản phẩm tạo ra luôn có độ đồng đều cao nhất, hạn chế tối đa tỷ lệ lỗi thấp nhất. Tự động hóa do vậy mà giúp các doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể những sai sót của thành phẩm liên quan đến con người. Tất cả những lợi ích này đã được nhà máy chế biến nước dinh dưỡng tế bào mía và nhà máy chế biến sữa gạo lứt (Công ty CP Mía đường Lam Sơn) ứng dụng triệt để trong quy trình sản xuất của mình. Với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng, được triển khai lắp đặt bằng thiết bị, công nghệ của Đức và Nhật Bản, sản xuất theo dây chuyền khép kín, tự động hóa 100%. Đây là công nghệ tiên tiến hiện nay cho phép trích ly lớp vỏ cây mía tới cấp độ tế bào, giữ trọn vẹn các loại vi khoáng, dưỡng chất quý tập trung ở vỏ cây mía như kẽm, selen, đặc biệt là chất octacsanol chống oxy hóa. Đồng thời, lắp đặt thiết bị inox, công nghệ tiệt trùng UHT, để sản phẩm đầu ra bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ được các hoạt tính quan trọng của mía, kéo dài hơn thời gian sử dụng.

Có thể nói, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, kinh doanh chính là tư duy linh hoạt và mới mẻ giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với nhiều tác động khác nhau. Chúng mang lại một chiến lược đầu tư dài hạn, bền vững và tạo ra sự thay đổi, đưa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu quả cả về doanh thu lẫn nhân sự. Nói một cách ngắn gọn, giải pháp này chính là giải pháp thông minh trong thời điểm hiện nay giúp doanh nghiệp bứt phá thành công, vượt qua những yếu tố khách quan khó kiểm soát.

Để tiếp tục phát huy vai trò của tự động hóa trong sản xuất, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh hơn tốc độ chuyển đổi số để nhận thức rõ ràng hơn, cụ thể hơn về tầm quan trọng của tự động hóa trong sản xuất, kinh doanh. Đây được xem là động lực thôi thúc các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu và phát triển công nghệ cao để cung cấp cho đối tác và nền kinh tế nước nhà nói chung những giải pháp mang tính gia tăng bền vững. Ngoài ra, cần lưu ý những yêu cầu cốt lõi về mặt mô hình, bao gồm tự động hóa dựa trên phần mềm hướng dữ liệu; thiết kế và xây dựng một hệ thống thực sự mở; phát triển hệ sinh thái đối tác lớn mạnh. Những yếu tố này cho phép doanh nghiệp thu thập được dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, hỗ trợ cho việc phân tích và ra quyết định, tiết kiệm điện năng, chi phí vận hành và đặc biệt là linh hoạt cập nhật, tích hợp những công nghệ mới từ các đối tác.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 5705


Các tin khác:
 Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử (05/02/2023)
 Chuyển đổi số trong nông nghiệp để phát triển “kinh tế nông nghiệp” (04/12/2022)
 Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước càng cao (02/12/2022)
 Phát huy vai trò “hạt nhân” thúc đẩy chuyển đổi số nhiều lĩnh vực (02/12/2022)
 Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số (02/12/2022)
 Agribank Bắc Thanh Hóa hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (02/12/2022)
 Nông thôn mới thông minh - bước tiến và những thách thức ban đầu (28/11/2022)
 Hướng dẫn, hỗ trợ đưa các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (28/11/2022)
 Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp (28/11/2022)
 Lan tỏa chuyển đổi số ở HTX để phát triển kinh tế tập thể (28/11/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang