Số lượt truy cập
Hôm nay 30526
Hôm qua 58866
Tuần này 194096
Tháng này 3231922
Tất cả 193027506
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 10/11/2021
Huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Đến nay, toàn huyện bình quân đạt được 17 tiêu chí/xã, trong đó có 7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 1 xã được công nhận xã NTM nâng cao.

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng những giải pháp linh hoạt, cách làm sáng tạo, đặc biệt là sự tin tưởng, đoàn kết và đồng thuận của Nhân dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn huyện Như Thanh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Từ các xã xây dựng thành công NTM...

Trở lại xã Xuân Khang, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi từ diện mạo đến đời sống của người dân nơi đây. Đường giao thông phong quang, sạch đẹp; điện - đường - trường - trạm được đầu tư đồng bộ, nhà cao tầng san sát bên nhau; các cửa hàng kinh doanh - dịch vụ nhộn nhịp người vào ra... Ông Mã Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Khang phấn khởi cho biết: Để hoàn thành mục tiêu xây dựng xã NTM, Đảng bộ, chính quyền xã Xuân Khang thực hiện việc phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho cấp ủy viên, cán bộ, công chức, đảng viên, các ban, ngành, đoàn thể, trong đó người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, đảng viên phải thật sự tâm huyết, gương mẫu, thông qua đó để vận động người thân tự giác thực hiện, từ đó tạo phong trào sâu rộng trong cộng đồng dân cư và toàn dân; phát động và tổ chức đăng ký thi đua xây dựng thôn NTM đến từng hộ dân; tập trung huy động các nguồn lực và Nhân dân đóng góp để tiếp tục đầu tư, cải tạo, xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xã nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm và lợi ích trong việc xây dựng các tiêu chí NTM, từ đó tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân trong việc thực hiện các tiêu chí. Toàn xã đã huy động tổng kinh phí hơn 200 tỷ đồng XDNTM; trong đó 61,38% là nguồn lực huy động trong Nhân dân. Từ nguồn lực huy động được, xã đã thực hiện bê tông hóa, cứng hóa và cải tạo 100% các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Cùng với đó, nhiều công trình hạ tầng công cộng, như: công sở xã, trạm y tế, hội trường, nhà văn hóa xã và thôn... được đầu tư xây dựng khang trang.


Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của Nhân dân, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Xuân Thái được đầu tư xây dựng khang trang

Cũng giống như Xuân Khang, bộ mặt nông thôn ở xã Xuân Phúc đang ngày càng khởi sắc. Những tuyến đường liên thôn, liên xã được bê tông kiên cố, sạch đẹp... Để hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, xã Xuân Phúc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó ban hành nghị quyết chuyên đề; kiện toàn ban chỉ đạo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu trong mỗi việc làm, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, hiến đất làm đường, đóng góp ngày công... Đồng thời, tập trung thực hiện đổi điền, dồn thửa, tích tụ ruộng đất, thâm canh nâng cao năng suất cây trồng. Đưa cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao diện tích cây lúa lai; chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng mía, ngô; khuyến khích người dân trồng và chuyển đổi rừng gỗ lớn; quy hoạch vườn đồi trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm...

... đến phấn đấu đưa huyện về đích NTM

Trong những năm qua, phong trào XDNTM đã được các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân trong huyện Như Thanh tích cực triển khai thực hiện rộng khắp trên phạm vi toàn huyện. Trong đó, huyện đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về XDNTM, cùng với đó là xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo sát với thực tế địa phương. Việc lãnh đạo, chỉ đạo được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện triển khai quyết liệt, đổi mới. Sự đổi mới được thể hiện từ việc các đồng chí Thường trực Huyện ủy đã thường xuyên xuống các địa phương, vào tận thôn, xóm trực tiếp nắm bắt những khó khăn để bàn các giải pháp tháo gỡ. Đồng thời tổ chức các buổi đối thoại với công dân ngay tại cơ sở để tháo gỡ những vướng mắc đã tồn tại trong thời gian dài. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện được phân công phụ trách các xã, thị trấn trên địa bàn thường xuyên bám nắm cơ sở nên công tác chỉ đạo, điều hành luôn được thống nhất từ huyện đến cơ sở. Ngoài ra, huyện cũng yêu cầu các phòng, ban, ngành thường xuyên sâu sát cơ sở, kịp thời tham mưu, đề xuất tháo gỡ các khó khăn trong triển khai thực hiện các tiêu chí theo lĩnh vực ngành được phân công phụ trách.

Cùng với đó, đảng bộ, chính quyền huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của việc XDNTM, thấy được vai trò, nhiệm vụ của mình trong thực hiện các tiêu chí... Qua tuyên truyền, vận động đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Bên cạnh đó, chỉ đạo tất cả các địa phương thực hiện phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Đối với những tiêu chí khó, cần phải huy động nội lực, ngoại lực, các địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể để chỉ đạo, vừa bảo đảm đúng lộ trình, vừa phù hợp với khả năng huy động sức dân. Một trong những vấn đề khó nhất trong XDNTM là nguồn vốn, nhưng Như Thanh đã chủ động vượt khó và tìm cách làm sáng tạo, đó là tập trung huy động đa dạng các nguồn lực, trong đó lấy Nhân dân làm chủ thể và vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh. Để kích cầu các nguồn lực trong thực hiện chương trình, huyện cũng đã ban hành một số nghị quyết về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ thực hiện một số đề án như: Chính sách hỗ trợ kinh phí mua giống lúa lai; chính sách hỗ trợ mua máy ép phân viên nén dúi sâu; chính sách hỗ trợ đổi điền, dồn thửa...

Với cách làm sáng tạo, chắc chắn, chương trình XDNTM ở huyện Như Thanh được đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia, tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, tư duy. Điều này được minh chứng bằng việc Nhân dân tự nguyện đóng góp sức người, sức của, hiến đất để xây dựng các công trình chung. Từ năm 2015 đến đầu tháng 11-2021, toàn huyện đã huy động được hơn 1.600 tỷ đồng, trong đó 62% vốn do Nhân dân đóng góp. Ngoài ra, Nhân dân trong huyện đã tình nguyện hiến hàng trăm nghìn m2 đất để mở đường giao thông nông thôn và nội đồng, mở rộng nhà văn hóa, chợ, các công trình công cộng. Đến nay, toàn huyện bình quân đạt được 17 tiêu chí/xã, trong đó có 7 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 1 xã được công nhận xã NTM nâng cao.

Để phấn đấu trở thành huyện NTM trong năm 2024, Như Thanh đã đề ra giải pháp đó là: Tập trung đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, tích tụ, tập trung đất đai để tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và những kết quả đã đạt được trong XDNTM để Nhân dân tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn nữa về chủ trương XDNTM là một chương trình phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện. Đồng thời, tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy, ban chỉ đạo XDNTM, sự điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Nghiên cứu ban hành các cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và cơ chế hỗ trợ các xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Làm tốt công tác huy động nguồn lực, thu hút các nguồn lực trong toàn xã hội cùng tham gia thực hiện chương trình, đặc biệt quan tâm khai thác tốt các nguồn thu, phát huy dân chủ trong huy động nguồn lực để XDNTM...

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 21100


Các tin khác:
 Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả (10/11/2021)
 Khai thác thủy sản thích ứng an toàn phòng, chống dịch COVID-19 (22/10/2021)
 Thẩm tra mức độ đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện Nông Cống (21/10/2021)
 Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (19/10/2021)
 Nâng cao năng lực dự báo thị trường trong sản xuất nông nghiệp (15/10/2021)
 Đoàn Công tác do Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và Văn phòng Thường trực Chỉ huy PCTT tỉnh đi Kiểm tra, tình hình mưa, sạt lở đất do ảnh hưởng của cơn bão số 8 tại huyện Như Thanh (14/10/2021)
 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang kiểm tra công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại huyện Nông Cống và Thiệu Hoá (14/10/2021)
 Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát thực hiện Chương trình OCOP và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp (14/10/2021)
 Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh: Khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão, mưa lũ (12/10/2021)
 Kêu gọi hành động - xóa bỏ ngư cụ ma (11/10/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang