Số lượt truy cập
Hôm nay 4497
Hôm qua 58866
Tuần này 168067
Tháng này 3205893
Tất cả 193001477
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 17/09/2021
Tháo gỡ khó khăn cho công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có 1.483 cơ sở giết mổ. Trong đó, có 8 cơ sở giết mổ tập trung, 2 cơ sở giết mổ lợn sữa xuất khẩu, 1 nhà máy giết mổ gia cầm công suất lớn và 1.455 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Hằng ngày, hoạt động giết mổ, tiêu thụ khoảng 3.500 con lợn, 300 con trâu, bò, 40.000.000 con gia cầm. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% lượng thịt gia súc, gia cầm được cung cấp từ các cơ sở giết mổ được kiểm soát; 50% còn lại được giết mổ tại các hộ, điểm giết mổ nhỏ lẻ, nguồn thịt nhập khẩu và từ ngoài tỉnh nhập vào.

Tất cả các hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, thủ công đều phân bố rải rác trong các khu dân cư, một số hoạt động theo mùa và không được UBND các huyện, thị xã, thành phố cấp phép hoạt động... Do đó, công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm của lực lượng chức năng đang gặp nhiều khó khăn, cần sự chung tay tháo gỡ của các sở, ngành, địa phương.

Hoạt động giết mổ gia cầm tập trung tại Công ty CP Thực phẩm Viet Avis, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa).

Tại Chợ đầu mối rau quả thực phẩm Đông Hương, TP Thanh Hóa, khu vực kinh doanh gia cầm luôn hoạt động nhộn nhịp, với khối lượng gia cầm được chuyển từ các địa phương về tương đối lớn. Điều đáng lưu ý là sau khi mua – bán, hầu hết gia cầm đều được giết mổ ngay tại chợ. Trong khi các địa điểm giết mổ tại chợ chật, cơ sở vật chất chưa bảo đảm, gây nên tình trạng mất mỹ quan, chưa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Khảo sát tại các chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh, như: chợ thị trấn Cẩm Thủy, chợ Đền, xã Hà Long (Hà Trung), chợ Đông Thịnh (Đông Sơn)... tình trạng cũng tương tự.

Khi dịch bệnh trên đàn vật nuôi và dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, công tác quản lý hoạt động giết mổ càng trở nên cấp thiết nhưng gặp nhiều khó khăn. Ông Lương Xuân Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết: Hiện tại, lực lượng cán bộ thú y ở các xã, phường, thị trấn mỏng, trong khi các điểm giết mổ, nhất là những điểm giết mổ tự phát khá nhiều, trung bình 3 - 4 điểm/xã, thường hoạt động vào thời gian đặc thù nên việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh từ hoạt động giết mổ chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, việc kêu gọi, thu hút xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm, môi trường tại các địa phương chưa có hiệu quả. Một số cơ sở giết mổ tập trung được đầu tư bảo đảm theo các quy định không cạnh tranh được với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nên khó duy trì hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng...

Trước những khó khăn trên, ngành thú y đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND, ngày 25-5-2021 về quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Ngày 16-6-2021, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch số 145/KH-UBND nhằm quản lý chặt chẽ các hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2021. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện; thành lập đội kiểm tra lưu động quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm; tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, yêu cầu các cơ sở giết mổ ký cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm... Hiện toàn tỉnh đã xây dựng được 1.416/1.483 mô hình giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm được quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn, tỉnh ta đã xây dựng chính sách hỗ trợ, phát triển cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm tập trung, gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiếp tục xây dựng chuỗi liên kết giữa các cơ sở giết mổ với hộ chăn nuôi quy mô lớn và ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi gắn với xây dựng nhà máy giết mổ, sơ chế, chế biến, chế biến sâu theo chuỗi liên kết giá trị. Ngoài ra, lực lượng cán bộ thú y cơ sở cũng được tập huấn, trang bị những kỹ năng, nghiệp vụ để kiểm soát, xử lý hoạt động giết mổ không được cấp phép, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20061


Các tin khác:
 Chủ động tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong tình hình dịch bệnh (14/09/2021)
 Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ (15/08/2021)
 Thanh Hoá công bố hết dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò (10/08/2021)
 Khống chế dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò (01/07/2021)
 Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi (25/06/2021)
 Bảo vệ cây trồng, vật nuôi mùa nắng nóng (23/06/2021)
 Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững: Tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị (07/06/2021)
 Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững: Cơ chế, chính sách khuyến khích - động lực để phát triển chăn nuôi (05/06/2021)
 Chăn nuôi an toàn sinh học vượt qua “bão” dịch bệnh (11/05/2021)
 Phát triển chăn nuôi đại gia súc ở Như Xuân (10/05/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang