Số lượt truy cập
Hôm nay 42750
Hôm qua 39190
Tuần này 147454
Tháng này 3185280
Tất cả 192980864
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 13/05/2020
Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, cùng với dịch cúm A/H5N6 xuất hiện ở một số địa phương, nên giá các loại thịt, trứng gia cầm giảm mạnh, khiến người chăn nuôi gặp khó...

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông, hiện tỉnh ta có tổng đàn gia cầm khoảng 23 triệu con. Số lượng gia cầm tăng cao so với cùng kỳ những năm gần đây là bởi sau đợt dịch tả lợn châu Phi năm 2019, nhiều hộ nông dân đã chuyển từ nuôi lợn sang gia cầm. Hiện các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang nuôi gia cầm theo 2 hình thức là chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp, các hộ chăn nuôi được đầu tư con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm, tuy nhiên chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Còn phần lớn là các hộ tự đầu tư chăn nuôi và bán lẻ ra thị trường. Dù chăn nuôi gia cầm với số lượng lớn, nhưng phần lớn chủ trang trại chưa liên kết với các doanh nghiệp hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, nên đầu ra bấp bênh, phụ thuộc vào thương lái. Ba tháng gần đây, giá các loại gia cầm liên tục giảm, nhất là sau khi dịch cúm A/H5N6 xuất hiện trên đàn gia cầm ở một số địa phương cùng với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, nhiều nhà hàng, bếp ăn tập thể phải đóng cửa, nhu cầu tiêu dùng thịt gia cầm giảm khiến giá gia cầm giảm mạnh. Có thời điểm giá gà ri trên thị trường chỉ còn khoảng 60.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng/kg, giá vịt chỉ còn khoảng 25.000 đồng/kg, giảm 15.000 đồng/kg; trứng gà còn 1.700 đồng/quả, giảm 500 đồng/quả so với thời điểm trước Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 nhưng người nuôi vẫn phải bán vì càng nuôi kéo dài càng bị lỗ nặng.

Mô hình nuôi gà của gia đình chị Trần Thị Vân, xã Thọ Dân (Triệu Sơn).

Suốt 3 tháng nay, ông Hứa Xuân Hưng, thị trấn Nưa (Triệu Sơn) chủ trang trại nuôi 11.000 con gà lo lắng không yên vì giá gà giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Theo ông Hưng, mỗi ngày trang trại gà của ông tiêu thụ khoảng 20 triệu đồng tiền cám, 1.000 lít nước. Trong đó, đã đến ngày xuất chuồng thương lái chỉ trả 50.000 - 55.000 đồng/kg gà thịt, trứng gà giảm còn 1.500 đến 1.700 đồng/quả nhưng vẫn không có người mua. Gà đã quá ngày xuất chuồng cả tháng nay nhưng không thể bán được trong khi đó giá thức ăn lại tăng nên chúng tôi cũng không biết giải quyết như thế nào.

Gia đình chị Trần Thị Vân ở thôn 2, xã Thọ Dân (Triệu Sơn) hiện nuôi hơn 2.000 con gà, trong đó gần 1.000 con đã đến kỳ xuất chuồng. Được biết, giá gà ri nuôi theo hình thức thả đồi của gia đình chị trước đây được bán với giá trung bình từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg nay giảm xuống chỉ còn 60.000 đồng/kg nhưng vẫn không có người mua. Hiện gia đình chị đang phải vay mượn tiền để tiếp tục đầu tư mua thức ăn, nhằm duy trì đàn gà.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá các loại gia cầm giảm sâu như hiện nay chủ yếu do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thời gian tới khi tình hình ổn định, các trường học, bếp ăn tập thể hoạt động trở lại thì giá gia cầm sẽ dần trở lại ổn định. Do vậy, người chăn nuôi cần theo dõi thị trường, tránh tăng đàn ồ ạt, phá vỡ quy hoạch khiến thị trường mất ổn định. Trước mắt, với giá gia cầm giảm mạnh như hiện nay, người chăn nuôi cần bình tĩnh, không nên bán vội với giá quá thấp. Bên cạnh đó, để giảm thiểu chi phí chăn nuôi, người dân nên mở rộng chuồng trại, phát triển đàn gà theo hướng thả vườn, chuyển đổi thức ăn chăn nuôi từ cám công nghiệp sang những loại thức ăn sẵn có như ngô, sắn... Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm, tỉnh ta đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương phát triển chăn nuôi gia cầm, nhất là chăn nuôi gà theo chuỗi phục vụ chế biến và xuất khẩu. Từng bước thay đổi căn bản ngành chăn nuôi gà theo hướng nâng cao giá trị, tăng khả năng cạnh tranh, tạo sản phẩm chăn nuôi an toàn và phát triển bền vững. Thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi gà theo chuỗi phục vụ chế biến và xuất khẩu. Khuyến khích xây dựng, phát triển các trang trại, khu, cụm trang trại chăn nuôi gà tập trung, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của đơn vị đầu tư, thu mua, chế biến và xuất khẩu. Hiện các địa phương cũng đang tập trung rà soát lại số lượng tổng đàn gia cầm trên địa bàn, thông báo tới người chăn nuôi, khuyến cáo nông hộ khi tăng đàn cần phải xem xét, tính toán cẩn thận, điều tiết cho cân đối với cung cầu của thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng và chuyển giao các vùng, cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh, đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật của thị trường, để nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm.


Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 23478


Các tin khác:
 Hiệu quả mô hình liên kết chăn nuôi gà theo chuỗi ở Như Xuân (10/05/2020)
 Tăng cường chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi mùa nắng nóng (07/05/2020)
 Thêm 8 trang trại nuôi lợn quy mô lớn đi vào hoạt động (03/05/2020)
 Hiệu quả mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học (28/04/2020)
 2.163 cơ sở chăn nuôi lợn chuyển đổi sang vật nuôi khác (08/04/2020)
 Phát triển chăn nuôi theo chuỗi (01/04/2020)
 Toàn tỉnh có 1.530 cơ sở chăn nuôi lợn thực hiện tái đàn sau dịch bệnh tả lợn châu Phi (01/04/2020)
 Để công tác quản lý giống vật nuôi phát huy hiệu quả (30/03/2020)
 Thanh Hóa không còn bệnh dịch cúm gia cầm H5N6 (25/03/2020)
 Đảm bảo nguồn giống phục vụ tái đàn lợn sau dịch (24/03/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang