Số lượt truy cập
Hôm nay 12973
Hôm qua 58866
Tuần này 176543
Tháng này 3214369
Tất cả 193009953
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 30/03/2020
Làm giàu từ mô hình chăn nuôi kết hợp

Trước đây gia đình bác Lê Văn Sơn ở khu trang trại kết hợp, thôn Thái Sơn 2, xã Thái Hòa Huyện Triệu Sơn chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, thời tiết thuận lợi được mùa thì cũng chỉ đủ ăn. Nếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng thì quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không biết đến bao giờ mới thoát nghèo trong khi gia đình lại đông con. Thế rồi bằng sự quyết tâm của chính mình, hiện nay trung bình mỗi tháng gia đình bác Sơn thu nhập 9 -11 triệu đồng từ bán cá và trứng vịt.

Năm 2018, bác Sơn đã bàn với vợ quyết định vay vốn đầu tư cho việc bắt đầu cải tạo hồ nuôi cá và nuôi vịt sinh sản Triết Giang. Thời gian đầu do chưa

có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi nên Bác Sơn chỉ dám vay ngân hàng 50 triệu đồng, dùng 30 triệu đồng nuôi 200 con vịt sinh sản, số tiền còn lại dùng cải tạo hồ nuôi cá. Về quá trình thực hiện Bác Sơn cho biết: Trước đây, gia đình tôi đã có nhiều năm nuôi vịt nhưng chỉ nuôi theo hình thức quảng canh, dịch bệnh sảy ra và vịt chết, lợi nhuận không đáng là bao, cải tạo hồ nuôi cá thì mỗi mùa lũ lụt cá lại trôi theo lũ, do chưa có kinh phí đầu tư bài bản.

Bằng sự đam mê và quyết tâm giâ đình bá Sơn đã đầu tư thêm vốn để cải tạo hồ nuôi cá rộng hơn, bài bản hơn và tiếp tục mua vịt giống sinh sản về nuôi mở rộng quy mô.Qua tìm hiểu, bác Sơn nhận thấy nhu cầu thị trường tiêu thụ trứng vịt tại địa phương rất tốt, đặc biệt trứng vịt lộn, do vậy, bácđã đi tìm hiểu thông tin từ một số hộ đang thực hiện những mô hình tương tự như ý định của bác, trên tạp san của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Triệu Sơn, qua trang mạng của Sở NN&PTNT Thanh Hóavà một số trang thông tin khác về kỹ thuật chăn nuôi vịt đẻ.

Từ kiến thức thu thập được cộng thêm kinh nghiệm thực tiễn đã có, gia đình Bác Sơn mạnh dạn đầu tư mua 1200 con vịt giống, ban đầu nuôi úm trong chuồng 15 ngày, sau đó thả vịt xuống ao tự do bơi lội và làm sạch bộ lông, khi được 1 tháng tuổi vịt chủ yếu tìm kiếm thức ăn tươi trên cánh đồng  xung quanh trang trại khi lúa đã được thu hoạch và gia đình bổ sung thêm thức ăn, tiêm phòng vacxin đầy đủ, khu chăn nuôi cách xa dân cư nên đảm bảo an toàn về dịch bệnh, đặc biệt vịt đẻ đều và cho năng suất cao, mỗi ngày thu  được 750 - 800 quả trứng, giá bán 2.200đ/quả, trừ chi phí thức ăn, vacxin, nhân công… gia đình thu được từ bán trứng vịt là 350.000đ/ngày;

Đối với ao cá, gia đình bác nuôi chủ yếu cá trắm, xen cá rôphi, với 2ha ao, hiện tại thu nhập từ việc bán cá chưa đáng kể, dự kiến trong vài tháng tới sản lượng cá thu được khoảng trên 2 tấn, với giá bán trung bình 40.000đ/kg thì hiệu quả thu được là rất tốt.

Chia sẻ về bí quyết thành công bác Sơn cho biết: 

Đối vớinuôi vịt đẻ trứng: Đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm vững kỹ thuật, chú ý từ khâu chọn giống đến chăm sóc cũng như phòng trừ dịch bệnh, nhất là khâu chọn giống. Nếu chọn được con giống tốt sẽ cho sản lượng trứng cao. Vịt Triết Giang đẻ sớm 3,5 - 4 tháng, vịt bắt đầu đẻ trứng và đẻ liên tục trong vòng 2 năm. Cứ 10 con mái thì nuôi kèm 1 trống để phối giống. Đặc biệt lưu ý, trong quá trình vịt đẻ, phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng; ngoài việc tiêm phòng vacxin định kỳ thì không được tiêm bất cứ một loại kháng sinh nào vì làm như vậy vịt sẽ ngừng đẻ. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu độc khử trùng thường xuyên. Khẩu phần ăn của vịt được kết hợp giữa thức ăn cám công nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn và phụ phẩm nông nghiệp như rau muống, chuối cây băm nhỏ trộn lẫn ngô, cám, nên đàn vịt khoẻ mạnh cho sản lượng trứng cao. Một ngày mỗi con vịt  ăn khoảng 140-170g thức ăn. Ngoài ra, để vịt đẻ đều cần được cung cấp ánh sáng đầy đủ, chiếu sáng nhân tạo bổ sung vào ban đêm 3 -5 giờ/đêm. Chiếu sáng hợp lý sẽ kích thích vịt đẻ trứng và đảm bảo chất lượng trứng giống cao. Hơn nữa, sau 2 năm tiến hành thay thế đàn vịt mới nhằm tăng năng suất và chất lượng trứng.

Đối vơi nuôi cá: Thông thường nuôi cá kết hợp nuôi vịt rất phù hợp, phân vịt là nguồn thức ăn cho cá. Tuy nhiên cần có nhân lực để quản lý, chăm sóc tốt thì hiệu quả mang lại là rất cao.


Nguồn tin: Lê Thêu - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16649


Các tin khác:
 Giải pháp tăng sức sống cho gà con hiệu quả trong chăn nuôi - Giảm tỷ lệ chết khi nuôi gà. (27/03/2020)
 Một số tồn tại, hạn chế trong thực hành chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi nông hộ và giải pháp (27/03/2020)
 Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Xuân 2020 (20/03/2020)
 Ứng dụng phần mềm lập khẩu phần thức ăn cho gia súc nhằm giảm phát thải khí nhà kính (09/03/2020)
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm". (10/01/2020)
 Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh bằng giống ươm trong bầu hữu cơ. (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại xã miền núi Thành Công (02/01/2020)
 Một số lưu ý trong thâm canh lúa vụ xuân 2020 (02/01/2020)
 Bệnh tích nước xoang bụng ở gà (02/01/2020)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi vịt sinh sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (02/01/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang