Số lượt truy cập
Hôm nay 63369
Hôm qua 58866
Tuần này 226939
Tháng này 3264765
Tất cả 193060349
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 18/03/2020
Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực

Sáng 18-3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực

Toàn cảnh hội nghị tại Hà Nội (ảnh chụp qua màn hình)

Đồng chủ trì hội nghị có đồng chí, Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Dự hội nghị có đồng chí Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo Trung ương và điểm cầu trực tuyến tại các địa phương trên toàn quốc.

Tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa có các đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan của tỉnh.

Sau 10 năm thực hiện, Đề án Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”, cả nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thế, 12 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra, trong đó đáng chú ý điện tích đất lúa cả nước năm 2018 đạt trên 4,159 triệu ha (vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết là 3,76 triệu ha); sản lượng lúa năm 2019 đạt 43,4 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 41-43 triệu tấn); xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,34 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 4 triệu tấn). Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao (đạt 2,61%/năm). Năng suất lúa của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ; năng suất cà phê cao gấp 1,5 lần so với Brazil, gấp 3 lần so với Colombia, Indonesia; năng suất hồ tiêu gấp 3 lần so với Indonesia và 1,3 lần của Ấn Độ; năng suất cá tra bình quân đạt 209 tấn/ha, cao nhất thế giới...

Giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh (giai đoạn 2009-2019, lương thực bình quân đầu người tăng từ 497 kg/năm lên trên 525 kg/năm; sản lượng rau quả tăng trưởng nhanh 80,5%, từ 9,75 triệu tấn lên 17,6 triệu tấn; sản lượng trái cây tăng từ 6 triệu tấn lên 12,6 triệu tấn). Xuất khẩu hàng nông sản được tiếp tục đẩy mạnh, có 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm, bình quân mỗi năm xuất khẩu khoảng 5-7 triệu tấn gạo. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được đầu tư phát triển; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo. Việt Nam có khả năng đảm bảo tự cung lương thực với sản lượng lương thực bình quân tính trên đầu người ở mức tương đối cao (đứng thứ 6 trên thế giới).

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa bền vững nên quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương không ổn định, có tình trạng “được mùa - mất giá”, giải cứu nông sản. Thể chế, cơ chế chính sách về đất đai còn bất cập, dẫn đến sản xuất nông nghiệp nhiều nơi vẫn còn nhỏ lẻ; chưa đáp ứng được đòi hỏi về tích tụ, tập trung ruộng đất, đang là “nút thắt” lớn nhất cho sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn cao của quốc tế. Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất lương thực, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.


Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tại Thanh Hóa, sau 10 năm triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ, nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cùng với sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng đã đạt được kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhất là vấn đề về an ninh lương thực.

Sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 1,6 triệu tấn, đạt mục tiêu đã đề ra, trong đó sản lượng lúa đạt trên 1,4 triệu tấn; đã hình thành vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng cao, với diện tích trên 79.000 ha, tăng hơn 2,1 lần so với năm 2008; ngô thâm canh 8.370 ha, tăng 2,8 lần, vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 trên 700 ha; đã chuyển đổi linh hoạt 22.037 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả cao hơn; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất, với trên 60% diện tích lúa vụ xuân và 40% diện tích lúa vụ mùa được gieo cấy bằng các giống lúa lai năng suất cao; diện tích lúa trà xuân muộn chiếm 85%, lúa mùa sớm 90%. Đặc biệt, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính và đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tập trung phát triển các sản phẩm lợi thế, góp phần nâng giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt từ 38,6 triệu đồng/ha năm 2008 lên 83 triệu đồng/ha năm 2018, tăng 44,4 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 đạt 32,5 triệu đồng, gấp 4,8 lần năm 2008.

Các hình thức tổ chức sản xuất được tập trung đổi mới, nhất là việc khuyến khích tích tụ tập trung đất đai; đã có trên 10.500 ha được tích tụ tại 25/27 huyện, thu hút 790 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; có 100% số HTX nông nghiệp (592 HTX) đã chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012; quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường được phổ biến nhân rộng; công tác bảo vệ thực vật được triển khai thực hiện hiệu quả. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn, con nuôi đặc sản. Thủy sản phát triển mạnh các đối tượng nuôi có giá trị cao và xuất khẩu; đánh bắt xa bờ, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng tiến bộ, khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực; đã nghiên cứu, chọn tạo thành công 8 giống lúa, du nhập tuyển chọn được các giống ngô, đậu, hoa, rau, cây ăn quả mới để bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh; phục tráng các cây trồng tại địa phương như lúa nếp hạt cau, bưởi Luận Văn, cam Vân Du… Đã thành lập Viện nông nghiệp Thanh Hóa và đầu tư nâng cao năng lực các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp. Công tác đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được quan tâm thực hiện; cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Nhằm bảo đảm vững chắc cung cấp lương thực, thực phẩm, đáp ứng ổn định và bền vững cho nhân dân trong tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng bữa ăn và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích đất trồng lúa đạt 132.000 ha, tổng diện tích gieo trồng lúa là 223.000 ha, sản lượng lúa đạt 1,38 triệu tấn; diện tích trồng ngô 72.000 ha, sản lượng đạt 396.000 tấn; diện tích cây ăn quả 16,3 ha, sản lượng 280.000 tấn; sản lượng thịt hơi các loại đạt 390.000 tấn; sản lượng sữa 200.000 tấn; trứng 283 triệu quả; sản lượng khai thác thủy sản 140.000 tấn… Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn dưới 3%, cải thiện cơ cấu và chất lượng tiêu dùng lương thực, thực phẩm.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 11554


Các tin khác:
 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với chính quyền TP Sầm Sơn (17/03/2020)
 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với chính quyền TP Sầm Sơn (17/03/2020)
 Thanh Hóa không còn bệnh dịch tả lợn Châu Phi (13/03/2020)
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra sản xuất và thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước tại huyện Ngọc Lặc (13/03/2020)
 Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 (13/03/2020)
 Tiếp tục thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp (12/03/2020)
 Thanh Hóa phê duyệt kế hoạch hỗ trợ kinh phí phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn (11/03/2020)
 Nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (11/03/2020)
 Triển khai các giải pháp chủ động đối phó với nguy cơ khô hạn cây trồng ở khu vực miền núi và trung du (09/03/2020)
 Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế biển (06/03/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang