Số lượt truy cập
Hôm nay 58092
Hôm qua 39190
Tuần này 162796
Tháng này 3200623
Tất cả 192996207
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 02/01/2020
Một số lưu ý trong thâm canh lúa vụ xuân 2020

Vụ Xuân 2019-2020, toàn tỉnh phấn đấu tổng diện tích gieo trồng đạt 203.000 ha, sản lượng lương thực 809.300 tấn; trong đó: cây lúa 116.000 ha, năng suất 64 tạ/ha. Đối với cây lúa, đây là vụ lúa chính cho năng suất, sản lượng và chất lượng lúa tốt nhất trong năm. Muốn thu được năng suất cao, chất lượng và hiệu quả cao, chúng ta cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật. Trong đó ruộng lúa tốt đầu vụ sẽ quyết định đến 90% sự thành công của cả vụ lúa. Chúng tôi xin trao đổi một số công việc bà con nông dân cần lưu ý:

1. Vệ sinh đồng ruộng, làm đất:

Đây là khâu rất quan trọng, nhưng lâu nay nhiều bà con nông dân thường bỏ qua. Trước khi bước vào vụ sản xuất, cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng thật tốt (cỏ bờ, bụi rậm) nhằm diệt nơi trú ẩn của các loài dịch hại. Dưới ruộng nếu có nhiều rong, rêu, lúa chét thì cần tiến hành vệ sinh vùi sâu vào ruộng. Diện tích không trồng cây vụ Đông cần khẩn trương cầy ải sớm. Làm ải giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất, đồng thời hạn chế các độc tố gây hại cây trồng và giúp tiêu diệt tàn dư dịch hại trong đất. Thực tế trong sản xuất cha ông ta đã có câu “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”. Đất lúa phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại

Trong thực tế hiện nay, nhiều địa phương đã áp dụng biện pháp mạ khay, máy cấy, vì vậy ruộng càng phải được làm kỹ, mặt ruộng phải phẳng hơn và để mực nước nông, giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi.

2. Chuẩn bị hạt giống:

Bộ giống được chọn phải là các loại giống đã được Bộ Nông nghiệp&PTNT công nhận chính thức và nằm trong cơ cấu giống của tỉnh, huyện. Nên mua hạt giống tại cơ sở bán giống đáng tin cậy do các Công ty giống có uy tín cung cấp, tránh mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Khi mua về cần chú ý hạt giống phải khô, sạch, chắc mẩy, thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, không bị lẫn hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem, lép và không bị dị dạng. Cụ thể một số loại giống như sau:

 + Nhóm  giống lúa thuần, chất lượng cao: Bắc Thịnh, Bắc Xuyên, TBR225, Lam Sơn 8, TBR279, Đông A1, DT80, DT66, HN6, NA6, HDT10, DQ11, LTH31, CNC11, QP5, ADI168, Nam ưu 502, Bắc Hương 9, Hương cốm 4, Dự Hương 8, Đàì thơm 8, J01, J02, QJ 4 (VAAS16), SV181;

+ Nhóm giống lúa thuần, năng suất cao: Thiên ưu 8, ĐD2, Kim cương111, ADI28, Q5, TBR1,TBR45, TBR36, DT45, Khang dân đột biến, T10, BQ, Hà Phát 3, NV1, SHPT3;

+ Nhóm giống lúa lai năng suất cao, chất lượng khá: Thái Xuyên 111, Phú ưu 978, VT404, HKT99, Hương ưu 98, MHC2, Nghi Hương 2308, Thụy Hương 308, Kim ưu 18; Nhóm giống lúa lai năng suất cao, chất lượng trung bình: Phúc Thái 168, C.Ưu đa hệ số 1, TeJ vàng, CNR36, Ly2099, Dương Quang 18, GS55, TH3-5, CT16, Thục Hưng 6, Đại Dương 1, Các giống Nhị ưu.

Lưu ý: Hạt giống trước khi gieo có thể xử lý bằng Cruiser theo liều khuyến cáo. Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser sẽ giúp ruộng lúa tránh được bọ trĩ và hạn chế được rầy nâu tấn công.

Mỗi xã chỉ nên cơ cấu 2 – 3 giống, mỗi xứ đồng chỉ nên cơ cấu từ 1 – 2 loại giống. Hạn chế tình trạng gieo cấy quá nhiều loại giống trên cùng một xứ đồng dẫn đến khó khăn trong công tác điều hành sản xuất. Ưu tiên lựa chọn các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích hợp với đồng đất địa phương.

3. Thời vụ:

Lịch gieo cấy cần tuân thủ theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng chuyên môn các địa phương.

Yêu cầu cơ bản của việc bố trí thời vụ cho lúa trỗ an toàn là: Tránh rét muộn và gió Tây nam sớm, tránh lụt Tiểu mãn ở vùng thấp khi lúa chín. Tăng diện tích trà Xuân muộn, ưu tiên sử dụng giống ngắn ngày chất lượng cao, hạn chế giống dài ngày (chỉ bố trí giống dài ngày trên các chân đất đặc thù); khuyến cáo mở rộng diện tích giống lúa lai có năng suất cao, chất lượng tốt, gạo ngon, hạt dài; các giống có tính kháng với các loại sâu bệnh chủ yếu như đạo ôn, bạc lá, rầy nâu, rầy lưng trắng. Lấy mốc thời điểm lúa trỗ an toàn từ 20/4-10/5 (trong đó lúa trỗ tập trung từ 25/4 đến 5/5), để làm căn cứ tính thời điểm gieo mạ phù hợp cho từng giống và từng trà lúa của địa phương.

Lưu ý: Không gieo mạ (gieo thẳng) hoặc cấy lúa  vào những ngày trời rét đậm, nhiệt độ không khí dưới 160C.

4. Một số biện pháp kỹ thuật tác động:

Đối với trà xuân sớm nên gieo mạ dược, chọn nơi đất tốt làm đất kỹ, bón lót phân đầy đủ, chăm sóc để mạ sinh trưởng thuận lợi. Đối với trà xuân muộn, áp dụng nhiều biện pháp gieo mạ linh hoạt như mạ trên nền đất cứng, mạ khay máy cấy… chú ý che nilon chống rét cho mạ Tăng cường áp dụng hương pháp cấy hiệu ứng hàng biên và SRI.

Bón phân cân đối: Sử dụng phân bón tổng hợp NPK, phân bón chuyên dùng cho từng loại đất, tăng cường phân hữu cơ vi sinh, phân vi lượng qua lá, nhất là khi điều kiện thời tiết bất thuận. Đối với khu vực miền núi và khu vực khó tưới nên áp dụng biện pháp bón phân viên nén dúi sâu cho lúa.

Phòng trừ cỏ dại: Các cụ xưa đã có câu “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”, vì vậy công tác phòng trừ cỏ dại cần hết sức chú ý, bà con có thể sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm hoặc hậu nẩy mầm phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất, kết hợp làm cỏ sục bùn vào thời điểm bón thúc lần 1 để tăng cường hiệu quả việc bón phân và hạn chế cỏ dại. Ngoài ra, cần quan tâm đến ốc bươu vàng, chuột vì các loài dịch hại này cũng phá lúa rất mạnh vào đầu vụ. Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, đặc biệt chú ý các đối tượng dịch hại như bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá… khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”.

Áp dụng tốt những biện pháp trên bà con nông dân sẽ có ruộng lúa tốt vào đầu vụ, làm tiền đề cho thắng lợi của cả vụ lúa./.

Nguồn tin: Nguyễn Trọng Minh - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 19633


Các tin khác:
 Bệnh tích nước xoang bụng ở gà (02/01/2020)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi vịt sinh sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (02/01/2020)
 Sự tồn tại của Virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong các điều kiện môi trường khác nhau và khả năng lây truyền mầm bệnh (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ lớp tập huấn ICM trên các cây trồng vụ Đông 2019  (02/01/2020)
 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển  (02/01/2020)
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (11/12/2019)
 Thanh Hóa: Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề : “Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản xuất cây trồng vụ Đông 2019” tại Nga Sơn (11/12/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình sản xuất nghêu giống theo quy mô hàng hóa. (05/12/2019)
 Nâng cao vai trò khuyến nông trong nhân rộng các mô hình nông nghiệp (04/12/2019)
 Giải pháp kỹ thuật trong sản xuất vụ đông 2019 - 2020. (12/09/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang