Số lượt truy cập
Hôm nay 68889
Hôm qua 58866
Tuần này 232459
Tháng này 3270285
Tất cả 193065869
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 29/08/2019
Chủ động ứng phó với bão số 4

Chiều 28-8, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức hội nghị trực tuyến ứng phó với bão số 4, có tên là Podul. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị.

Tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; đại diện các ban ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Chủ động ứng phó với bão số 4Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại điểm cầu Thanh Hoá.

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 29-8 đến ngày 2-9 ở Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là 250-400mm, nguy cơ sẽ gây nên tình trạng lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt trên các sông từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

Chủ động ứng phó với bão số 4Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hoá.

Báo cáo tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền cho biết, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã thông báo cho tất cả các thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để di chuyển vào nơi tránh trú bão an toàn. Tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu tại bến; tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch dọc ven biển; rà soát các phương án đảm bảo an toàn cho người và các hoạt động khai thác trên biển, ven biển. Kiểm tra an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện, đê điều, các khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét để sẵn sàng phương án ứng phó khi có tình huống xảy ra; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để triển khai ứng cứu khi có yêu cầu. Các ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động rà soát lại các phương án ứng phó với bão số 4. Các cơ quan chức năng cử đoàn công tác trực tiếp xuống các địa phương bị ảnh hưởng để phối hợp, chỉ đạo công tác phòng tránh diễn biến phức tạp của bão. Các địa phương cần chủ động ứng phó với bão theo phương châm "4 tại chỗ". Chủ động phương án sơ tán dân vùng trũng, thấp, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, chia cắt và lũ quét, sạt lở đất; phương án đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp tập trung, các khu du lịch. Gia cố nhà cửa, kho tàng, cột tháp, các công trình có khả năng mất an toàn.

Bên cạnh đó, tổ chức tính toán để chủ động các phương án vận hành hồ chứa bảo đảm an toàn cho công trình và khu vực hạ du, đặc biệt các hồ chứa xung yếu.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cần tăng cường công tác dự báo, cảnh báo kịp thời, sát thực tế, nhất là lượng mưa, mưa lớn... tại các vùng để phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó và điều hành hồ chứa, liên hồ chứa.

Ngay sau kết thúc buổi họp trực tuyến, đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền cầu yêu cầu các ban ngành, đơn vị và các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác ứng phó với bão số 4. Đồng chí lưu ý, đối với vùng ven biển cần đảm bảo tốt công tác liên lạc và kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm, đảm bảo tốt công tác neo đậu tàu thuyền. Bảo đảm các phương án phòng chống lụt bão ở các điểm du lịch, các các công trình công nghiệp, các công trình xây dựng đang triển khai ở các địa phương ven biển, các vùng nuôi trồng thủy sản… Có phương án sơ tán dân đến nơi an toàn. Đối với khu vực đồng bằng, đồng chí Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu cần bảo đảm tốt phương án tiêu, thoát lũ, các công trình đang thi công. Đối với vùng núi, nơi đang chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3, phải quan tâm đến các phương án di dân tại các vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn; bảo tốt công tác phòng chống nguy cơ lũ quét và sạt lở đất. Trong đó, việc quan trọng nhất là phải bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của người dân.

 

Nguồn tin: http://baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 12282


Các tin khác:
 Thẩm tra hồ sơ, khảo sát thực tế huyện Thọ Xuân đạt chuẩn NTM năm 2019 (27/08/2019)
 Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển công chức hành chính năm 2019 (22/08/2019)
 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Sinh học nông nghiệp và UBND huyện Nga Sơn Đánh giá mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm khoai tây phục vụ chế biến (20/08/2019)
 Thông báo kết quả xét tuyển viên chức năm 2019 (16/08/2019)
 Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa, lũ gây ra (12/08/2019)
 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019. (07/08/2019)
 Đồng chí Lê Đức Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đã họp nhanh với UBND xã Na Mèo, huyện Quan Sơn chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra và tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân chưa liên lạc được. (04/08/2019)
 Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị “Triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống sâu keo mùa thuhại cây trồng” tại Thanh Hóa (29/07/2019)
 UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp và làm việc với Đoàn công tácBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các tham vấn, chuyên gia của ADB (29/07/2019)
 Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2019 (26/07/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang