Số lượt truy cập
Hôm nay 33893
Hôm qua 39190
Tuần này 138597
Tháng này 3176423
Tất cả 192972007
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 03/11/2022
Phát triển nghề nuôi tôm Thẻ chân trắng theo hướng bền vững tại huyện Hoằng Hoá

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Hoằng Hoá đến nay đã gần 20 năm. Huyện xác định đây là đối tượng nuôi trồng chủ lực của địa phương, không những góp phần xây dựng kinh tế trên địa bàn mà còn góp phần an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động trong và ngoài tỉnh.

Tôm thẻ thời gian nuôi ngắn, chỉ khoảng giao động từ 90 - 110 ngày là cho thu hoạch, thị trường tiêu thụ tốt, kể cả trong nước và xuất khẩu. Với những ưu thế vượt trội, diện tích nuôi tôm thẻ ngày càng được mở rộng, đến nay trên địa bàn huyện Hoằng Hoá diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 250 ha, sản lượng khoảng 20 tấn/ha. Phần lớn diện tích thả nuôi tôm thẻ tập trung tại các xã như Hoằng Yến, Hoằng Phụ, Hoằng Lưu, Hoằng Châu…,80% các hộ nuôi áp dụng công nghệ 2 - 3 giai đoạn và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ.



Hệ thống nuôi tôm thẻ chân trắng ngày càng được nâng cấp và cải tiến để phù hợp với biến đổi khí hậu. Từ ao bạt nuôi ngoài trời với diện tích từ 2.000-3.000 m2/ao, đến nay đa số các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đã và đang chuyển sang nuôi trong nhà màng hoặc bể xi măng với diện tích thu hẹp lại từ 500 -1.000 m2/ao, nhằm hạn chế rủi ro cũng như công tác quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh được tốt hơn.

Hiện nay đa số các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ nuôi tôm 2 giai đoạn  đã dành 2/3 diện tích ao nuôi làm ao chứa, ao lắng lọc, ao xử lý. Một số hộ có diện tích ao lớn còn dành riêng 1 ao nuôi cá và lấy nước nuôi cá để làm nước ao nuôi tôm thẻ hoặc có hệ thống xử lý nước toàn hoàn khép khín.

Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thí điểm mô hình thủy sản “Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm tại xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hoá với quy mô 1,1ha/ 3 hộ tham gia thí  điểm. Sau 116 ngày nuôi, kích cỡ tôm đạt từ 45-50con/kg, tỷ lệ sống đạt 90% với hệ số thức ăn 1.1, đã mang lại hiệu quả cao hơn 20% so với nuôi tôm 1 giai đoạn. Nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ nuôi tôm 2 giai đoạn, chi phí xử lý nước, năng lượng, thức ăn… nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhờ được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hoá trong tập huấn kỹ thuật cũng như xây dựng các mô hình chuyển giao khoa học-công nghệ, nên đến nay các hộ nuôi tôm thẻ đều áp dụng công nghệ nuôi tôm 2 giai đoạn để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

         Anh Nguyễn Đình Giáp, Giám đốc hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản xã Hoằng Yến  chia sẻ: “Việc ứng dụng công nghệ nuôi tôm 2 giai đoạn trong nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại thành công, có nhiều ưu điểm, giảm chi phí, thân thiện với môi trường, tốc độ phát triển của tôm rất nhanh,  giảm rủi ro, năng suất rất cao”.

         Việc triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm mới cho bà con nông dân. Thực hiện mô hình sẽ giảm thiểu chi phí đầu vào, rủi ro do dịch bệnh trong tháng nuôi đầu tiên, nâng cao kích cỡ tôm nuôi thương phẩm; mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho các hộ dân, nhất là đối với những địa phương có tiềm năng, lợi thế về nuôi trồng thủy hải sản.

Nguồn tin: Ks. Bùi Mạnh Hùng - Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 7595


Các tin khác:
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm đảm bảo an toàn sinh học”. (03/11/2022)
 Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất bí xanh an toàn gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” (27/10/2022)
 Hiệu quả mô hình “Ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa thông minh trong sản xuất lúa chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” (27/10/2022)
 Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng “Stress nhiệt” trên đàn gia cầm trong chăn nuôi nông hộ (27/10/2022)
 Hiện trạng, giải pháp phát triển nghề nuôi lồng bè trên biển bền vững tại Thanh Hoá. (26/10/2022)
 Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản vụ thu đông (10/10/2022)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất lúa chất lượng BT09 theo chuỗi giá trị hàng hóa”. (05/10/2022)
 Mô hình nuôi các vược hiệu quả cao (13/09/2022)
 Mô hình chăn nuôi gà thả vườn (13/09/2022)
 Khởi sắc ở làng nghề sản xuất cá giống Minh Tâm (13/09/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang