Số lượt truy cập
Hôm nay 56457
Hôm qua 39190
Tuần này 161161
Tháng này 3198987
Tất cả 192994571
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 27/05/2022
Một số biện pháp phòng bệnh cho thủy sản nước ngọt trong giai đoạn chuyển mùa

Trong nuôi trồng thủy sản, thì giai đoạn chuyển giao mùa rất quan trọng. Đây chính là thời điểm thuận lợi cho mầm bệnh trên các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản phát triển rất nhanh, chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn… Để giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn chuyển mùa thì bà con cần thực hiện một số biện pháp sau:

1.  Quản lý môi trường ao nuôi.

 Định kỳ 2-3 lần/tháng dùng vôi CaCO3 hòa với nước tạt đều xuống ao nuôi để khử trùng và diệt mầm bệnh trong nước ao cũng như ổn định môi trường nước với liều lượng là từ 2 – 3kg/1000m3.

Dùng thuốc tím hoặc Iodine đánh định kỳ xuống ao 2 lần/tháng xuống ao nuôi giúp diệt khuẩn Vibrio và các loại nấm, ký sinh trùng.

Theo dõi diễn biến thời tiết hàng ngày, hàng tuần để có biện pháp xử lý kịp thời khi  thời tiết diễn biến phức tạp hoặc đột mưa đột ngột, kiểm tra mầu nước, PH độ kiềm bằng các test đo như PH (7,0 – 8,5), kiềm 100-160 để kịp thời điều chỉnh.

Sử dụng EM thối hoặc Zeolit, định kỳ đánh 2-3 lần/tháng nhằm cải thiện môi trường đáy ao tránh khí độc NH3 và H2S làm ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi.

Khi môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm hay có những biến đổi bất thường là do một số nguyên nhân như: tảo tàn; chất hữu cơ trong ao nhiều làm tảo phát triển mạnh hay gọi là phù dưỡng; tảo độc phát triển nhiều thì người nuôi cần thay nước hoặc dùng một số các loại chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi như BKC Vôi CaCO3 – thuốc tím(KmnO4)…. Hoặc sử dụng Vôi CaCO3 … để xử lý tảo và làm ổn định môi trường ao nuôi, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Vào những ngày thời tiết thay đổi khi thấy cá có hiện tượng nổi đầu bất thường do thiếu ô xy thì cần bơm nước sạch vào ao hoặc dùng quạt nước hoặc máy sục khí để tăng cường oxy ngoài ra có thể dùng viên oxy gen để tăng hàm lượng oxy khi cần thiết với liều lượng sử dụng 1 – 2 kg/1.000 m3 nước ao (liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

2.  Chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho cá

Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách cho cá ăn các loại thức ăn giàu đạm, định kỳ 3-5 lần/tháng bổ sung vitamin C, men tiêu hoá trộn vào thức ăn cho cá với liều lượng 3 – 5 g/50kg thức ăn.

Trộn EM tỏi vào thức ăn với liều lượng 50 ml/50 kg thức ăn cho cá ăn liên tục để giúp hệ tiêu hoá đàn cá luôn ổn định đồng thời tăng sức đề kháng cho đàn cá.

Thường xuyên quan sát hoạt động của đàn cá nuôi. Khi có hiện tượng bất thường cần xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

Cứ 10 ngày/ lần cắt 1 cữ thức ăn của cá nhằm kích thức sức ăn đàn cá cũng như giảm được chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế./.

Nguồn tin: Lê Đình Thuận – TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 9536


Các tin khác:
  Quản lý rủi ro trong nuôi ngao nhằm thích ứng với biến đổi kí hậu tại Thanh Hóa (26/05/2022)
 Mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngô ngọt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại Vĩnh Lộc (19/05/2022)
 Một số biện pháp khắc phục hiện tượng bất thường trong sản xuất lúa mùa. (04/05/2022)
  Kỹ thuật chăn nuôi vịt siêu thịt GRIMAUD (21/04/2022)
 Thành công trong chuyển giao KH&CN và ứng dụng vào sản xuất giống, nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps Militaris L.ex Fr.) tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa (18/04/2022)
  Nuôi cá Hồng Mỹ trong ao hồ - Một hướng đi mới, an toàn hiệu quả (15/04/2022)
  Vai trò, ý nghĩa của vắc xin phòng bệnh trong chăn nuôi nông hộ (15/04/2022)
  Cam Hùng Hải Vân Du - Thạch Thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh (15/04/2022)
  Tập huấn nâng cao năng lực về truyền thông quản lý rừng bền vững (14/04/2022)
 Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên bàn giao giống Vịt Biển cho các hộ dân tham gia mô hình “Phát triển mô hình chăn nuôi Vịt Biển an toàn sinh học” (04/04/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang