Số lượt truy cập
Hôm nay 24062
Hôm qua 58866
Tuần này 187632
Tháng này 3225458
Tất cả 193021042
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 18/11/2020
Định hướng và giải pháp phát triển cây ăn quả tập trung gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn. Nhiều vùng, miền trong tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới, ôn đới. Trong đó có những loại như Cam Vân du, Bưởi Luận Văn, bưởi Diễn, Nhãn muộn, Na dai, Thanh long ruột đỏ, Ổi, Xoài, Dứa… đã trở thành những loại trái cây chủ lực của tỉnh.

Từ năm 2016 đến nay, do sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, nhiều diện tích đất trồng lúa khó tưới, đất bãi, đất màu, đất vườn, đồi thấp được chuyển sang trồng cây ăn quả nên diện tích cây ăn quả các loại trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng:  Đến hết năm 2020 tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh ước đạt 21.686 ha tăng hơn so với năm 2016 là 7.214 ha; diện tích cho cho thu hoạch ước đạt 17.931 ha;  sản lượng 304.828 tấn, giá trị sản xuất đạt 2.152 tỷ đồng (giá trị thu nhập bình quân/01 ha đạt 120 triệu đồng/ha).

I. Định hướng và giải pháp phát triển cây ăn quả tập trung gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm

1. Mục tiêu chung

Đấy mạnh phát triển sản xuất, hình thành các vùng cây ăn quả tập trung, quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đầu tư xây dựng các cơ sở bảo quản chế biên các sản phẩm từ quả nhằm nâng cao giá trị sản xuất đảm bảo nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng;  xây dựng được thương hiệu một số cây ăn quả tại Thanh Hóa; từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường sinh thái

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về diện tích, sản lượng

Định hướng phát triển cây ăn quả của tỉnh: theo Quyết định số 4833/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 khoảng 16.300 ha và ổn định đến năm 2025, sản lượng 287 nghìn tấn đến năm 2020 ổn định đến năm 2030.

 Tuy nhiên, hiện nay một số cây trồng chủ lực như cây mía nguyên liệu, săn nguyên liệu đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ; do vậy việc chuyển đổi một số liện tích của loại cây trồng có hiệu quả kinh thế thấp như cây mía nguyên liệu, cây sắn, cây ngô đồi này sang trồng cây ăn quả là rất phù hợp.

Vì vậy, mục tiêu đến năm 2025: Tổng diện tích sản xuất cây ăn quả trên địa bàn tỉnh là 30.500 ha, trong đó vùng trồng cây ăn quả tập trung đạt 18.130 ha; tổng sản lượng cây quả đạt 486.300 tấn/năm; Ưu tiên phát triển vùng cây ăn quả tập trung đến năm 2025 đạt 18.130 ha, sản lượng 377.405 tấn, giá trị đạt 3.369 tỷ đồng (giá trị sản xuất đạt bình quân 200 triệu đồng/ha/năm).

Tập trung vào các đối tượng chính sau: Cây Dứa ổn định 3.000 ha; sản lượng dự kiến 94.500 tấn/năm; Cây Cam 2.530 ha, sản lượng dự kiến khoảng trên 53.130 tấn/năm; Cây Bưởi 2.800 ha; sản lượng dự kiến khoảng 39.200 tấn/năm. Cây Chuối 3.000 ha, sản lượng dự kiến: 105.000 tấn/năm. Cây Ổi 700 ha, sản lượng đạt 4.816 tấn; Cây Táo 700 ha, sản lượng đạt 5.024 tấn; Cây Nhãn, Vải 2.500 ha, sản lượng đạt 52.500 tấn/năm; Cây Xoài 2.000 ha, sản lượng đạt 21.000 tấn/năm. Cây Na 2.300 ha, sản lượng đạt 12.075 tấn/năm.

Ngoài những cây ăn quả chủ lực nêu trên các huyện cần căn cứ vào điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, tiều vùng sinh thái để bố chí cơ cấu phù hợp với một số cây ăn quả đặc sản, trồng mới có giá trị kinh tế cao như cây Quýt hôi, Quýt vòi, Xoài Mường Lát, Mắc ca, Bơ, Thanh Long...

2.2. Về giá trị

Đến năm 2025: Tổng giá trị sản xuất cây ăn quả đạt 5.718 tỷ đồng, bình quân giá trị thu nhập/ha/ năm đạt 200 triệu đồng

2.3. Về chất lượng:

Đến năm 2025 toàn tỉnh có 25% tổng diện tích sản xuất cây ăn quả cơ bản đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có 25% diện tích được chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP;

Diện tích cây ăn quả được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và ứng dụng công nghệ cao toàn tỉnh đến năm 2025 đạt 9.950 ha; trong đó: diện tích ứng dụng công nghệ cao đạt 5.450 ha, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 4.500 ha

II. Giải pháp phát triển cây ăn quả tập trung

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân

Các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp  quán triệt đến cán bộ, đảng viên, hội viên về định hướng, mục tiêu, các giải pháp phát triển cây ăn quả; phân tích rõ và xác định đây là nhiệm vụ trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, đổi mới phương thức sản xuất; lợi ích về giá trị kinh tế, giá trị môi trường cả trước mắt và lâu dài. Giải quyết tốt tâm lý hoài nghi, bảo thủ sản xuất theo tính tự phát của một bộ phận nông dân dẫn đến tình trạng manh mún, nhỏ lẻ.

Hướng dẫn các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong sản xuất. Phổ biến, hướng dẫn các quy định các cơ chế, chính sách khuyến khích của Trung ương, của tỉnh, giới thiệu thông tin thị trường để người dân và doanh nghiệp hưởng ứng, thực hiện.

2. Công tác quy hoạch

Căn cứ mục tiêu định hướng của tỉnh, từng địa phương rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 định hướng đến năm 2030; xác định cụ thể từng vùng cây ăn quả có lợi thế gắn với sản xuất tập trung, quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao và an toàn thực phẩm. Quy hoạch vùng trồng cây ăn quả, loại cây ăn quả phải mang tính liên vùng và nằm trong quy hoạch định hướng chung của toàn tỉnh, tránh tình trạng quy hoạch riêng lẻ dẫn đến nhiều địa phương tập trung sản xuất một loại cây dẫn đến thừa hàng hóa, thiếu đầu ra hoặc ngượcc lại. Trên cơ sở xác định quy hoạch, từng địa phương xây dựng đề án, kế hoạch và lộ trình phát triển cây ăn quả, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt đề án kế hoạch đã phê duyệt, trong đó trọng tâm là: tổ chức sản xuất quy mô lớn theo hình thức trang trại tập trung hoặc nhóm hộ liền kề để tạo ra diện tích lớn, lựa chọn được loại giống, đối tượng cây trồng, các biện pháp kỹ thuật; đẩy mạnh việc khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến; quan tâm thực hiện các tiểu dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng vùng trồng cây ăn quả…

3. Giải pháp về đất đai:

Tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 13-NQ/TU, ngày 10/1/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến 2030; đối với sản xuất cây ăn quả, cần tập trung chỉ đạo đẩy mạnh các hình thức: Chuyển nhượng, liên kết sản xuất hình thành vùng sản xuất lớn và thuê đất.  

Rà soát, chuyển đổi diện tích đất trồng mía, trồng sắn, trồng ngô, trồng lúa và một số loại cây trồng khác hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả; gắn với việc chuyển đổi phải tiến hành phân tích chất lượng đất đai, đánh giá điều kiện tự nhiên để lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất.

Tập trung  cải tạo vườn tạp, thanh lý các vườn cây đã già cỗi, vườn trồng nhiều loại cây hiệu quả thấp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyên canh tập trung một loại cây ăn quả được ứng dụng công nghệ cao.

4. Cấp mã số vùng trồng cây ăn quả

Thực hiện tốt việc cấp mã số vùng trồng cây ăn quả, nhất là các vùng trồng cây ăn quả tập trung. Mã số vùng là một chứng nhận mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm tạo thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đồng thời đảm bảo nông sản đưa vào quá trình lưu thông trên thị trường phải đúng nguồn gốc tại vùng trồng đó, tránh tình trạng trà trộn sản phẩm nơi khác vào vùng trồng đã được cấp mã số. Đây là giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng  rào cản về kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu đối với nông sản Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng; hiện nay nhiều tỉnh đã được Cục bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng, tuy nhiên tại Thanh Hóa chưa thực hiện nội dung này, do vậy trong thời gian tới, để sản xuất cây ăn quả phát triển nhất là đảm bảo điều kiện xuất khẩu cần phải thực hiện việc cấp mã số vùng trồng.

5. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng

Xây dựng hệ thống nghiên cứu, sản xuất, cung ứng giống cây ăn quả: đấu mối xin nguồn hỗ trợ của Trung ương về chương trình giống quốc gia theo Quyết định 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giống nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020; nguồn hỗ trợ của tỉnh và các nguồn khác xây dựng Trung tâm nghiên cứu sản xuất cây ăn quả trên cơ sở cải tạo nâng cấp Trạm giống lâm nghiệp Ngọc Lặc (thuộc Viên Nông nghiệp Thanh Hóa) để nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ phát triển cây ăn quả. Mỗi vùng, địa phương hình thành các sơ sở sản xuất kinh doanh giống cây ăn quả đảm bảo các tiêu chuẩn quy định;

Xây dựng và trển khai các dự án cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất cây ăn quả: trong tâm là cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông nội đồng; hệ thống tưới tiêu, hệ thống điện đảm bảo tiêu chuẩn để cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sản xuất quy mô lớn; trong đó đối với vùng trồng từ 5 ha trở lên, trung bình phải có từ 250m đường công tác tiêu chuẩn từ cấp phối trở lên, vùng từ 10 ha trở lên trung bình phải có từ 400m đường công tác tiêu chuẩn từ cấp phối trở lên. Đối với hệ thống thủy lợi cần phải đảm bảo nguồn sinh thủy, đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước, tưới vòi cao, tưới nhỏ giọt…

6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Thành lập Hiệp hội, câu lạc bộ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả để có sự phân tích đánh giá thị trường một cách khoa học; lựa chọn đúng sản phẩm, đúng thời điểm, đúng thị trường và điều tiết sản phẩm một cách hợp lý; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, tổ chức đàm thoại, đàm phán mở rộng thị trường và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và người sản xuất;

Thực hiện da dạng hóa các hình thức tiêu thụ: thông qua thương lái, tiêu thụ trực tiếp qua các nhà hàng, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối, siêu thị; xây dựng các website về sản phẩm trái cây Thanh Hóa  để thực hiện các nhiệm vụ dự báo, cung cấp thị trường nông sản trong đó có sản phẩm trái cây chủ lực của tỉnh, xác định nhu cầu của thị trường yêu cầu từng loại sản phẩm trái cây cho từng thời điểm, từng thị trường tiêu thụ;

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại với các tỉnh bạn để chia sẻ khả năng nguồn cung cấp, nhu cầu sản phẩm, thị trường mới; đồng thời tích cực tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu cây ăn quả của tỉnh ra thị trường ngoài nước;

Tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu, Hội chợ nông sản nhằm tăng cường trao đổi thông tin thị trường, kết nối giữa người sản xuất và các doanh nghiệp, ký kết các hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trái cây; giới thiệu các sản phẩm cây ăn quả, cây đặc sản của địa phương.

7. Giải pháp về cơ chế chính sách:

7.1. Tranh thủ sự hỗ trợ, quan tâm của Trung ương, tập trung triển khai thực hiện tốt các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất nông nghiệp như: Luật Trồng trồng trọt, Luật đất đai, Luật Khoa học công nghệ, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định liên quan; đặc biệt là các cơ chế chính sách đặc thù phát triển nông nghiệp như Nghị định 57/2018/NĐ-CP của chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn); Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; Quyết định 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giống nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;

7.2. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt cơ chế chính sách của tỉnh đã ban hành theo Nghị quyết 192/2019/NQ-HĐND, ngày 16/10/2019 về ban hành chính sách khuyến khích tích tụ tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.

7.3. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, khai hoang phục hóa để sản xuất cây ăn quả tập trung ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025./.

Nguồn tin: Chi cục Trồng trọt và BVTV Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 22244


Các tin khác:
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình: Trồng thâm canh rừng gỗ lớn bằng giống keo lai mô ươm trên giá không sử dụng vỏ bầu PE tại Thanh Hóa”. (18/11/2020)
 Bệnh thán thư hại ớt (Colletotrichum nigrum Ell et Hals) và biện pháp phòng chống. (18/11/2020)
 Hiệu quả bước đầu mô hình “Ứng dụng hệ thống canh tác lúa thông minh trong sản xuất lúa chất lượng đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm”. (18/11/2020)
 Bệnh Tembusu trên Vịt (18/11/2020)
 Một số biện pháp để ngăn ngừa, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái phát. (22/10/2020)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề : “Phát triển cây ăn quả gắn với thị trường tiêu thụ” (13/10/2020)
 Kỹ thuật chăm sóc một số cây trồng vụ đông. (06/10/2020)
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa - cá ở huyện Nông Cống (05/10/2020)
 Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất lúa chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm”. (30/09/2020)
 Hiệu quả mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gán với tiêu thụ sản phẩm (22/09/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang