Số lượt truy cập
Hôm nay 22803
Hôm qua 58866
Tuần này 186373
Tháng này 3224199
Tất cả 193019783
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 18/11/2020
Bệnh Tembusu trên Vịt

Bệnh Tembusu còn có tên gọi là hội chứng giảm đẻ trên vịt (DEDSV)

Bệnh được phát hiện đầu tiên tại 1 ổ dịch (tháng 4/2010)ở Trung Quốc và sau đó nhanh chóng lan sang hầu hết các vùng chăn nuôi vịt ở nước này, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi vịt ở nhiều tỉnh thành như An Huy, Bắc Kinh, Hà Bắc, Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tây và Chiết Giang…

Gần đây, bệnh đã gây ảnh hưởng lớn không chỉ ở Trung Quốc mà còn gây thiệt hại to lớn cho ngành công nghiệp chăn nuôi vịt ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia và Việt Nam…

1. Nguyên nhân và đặc điểm gây bệnh:

Bệnh Tembusu do một chủng flavirus mới, có tên là Tembusu virus gây ảnh hưởng đến cả đàn vịt giống và vịt đẻ trứng.

Khi bị bệnh, vịt có biểu hiện bỏ ăn, ủ rũ, chậm chạp, chậm phát triển và các dấu hiệu thần kinh. Đặc biệt, ở vịt sinh sản,vi rút tác động vào buồng trứng gây sụt giảm đáng kể sản lượng trứng (nên bệnh này còn được gọi là Hội chứng giảm đẻ trên vịt).

2. Con đường truyền bệnh

Virus gây bệnh được truyền qua chim và muỗi. Chúng cũng có thể lây truyền qua ô nhiễm phân, môi trường, thức ăn, nước uống, thiết bị và vận chuyển.

Việc vận chuyển vịt bị nhiễm mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác ở các khu vực khác nhau (hoặc phương tiện vận chuyển bị ô nhiễm) có thể dễ dàng trở thành một kênh truyền tải vi rút làm lây bệnh một cách nhanh chóng.

3. Triệu chứng của bệnh:

Triệu chứng của vịt bệnh bao gồm chán ăn, bỏ ăn; tách đàn; chảy nước mũi; tiêu chảyphân thường có màu xanh nõn chuối.

Biểu hiện rõ nhất đối với vịt con là triệu chứng về thần kinhnhư quay, lắc đầu liên tục, vịt bị mất thăng bằng vận động, què quặt và liệt chân nên đi đứng không vững, hai chân dạng ra khi đi, chân co giật, đầu cổ co giật; dễ lăn ngã khi đi, khi bị ngã bụng thường hướng lên (ngã ngữa), chân bơi như vật vã, cuối cùng chết do kiệt sức.

Tỷ lệ chết dao động từ 5 tới 15% tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc. Nếu bội nhiễm có thể chết 30 – 50% đàn.

Vịt đẻ được đặc trưng bởi giảm năng xuất trứng. Lượng thức ăn của vịt đẻ trứng đột nhiên giảm xuống, sau 2-3 ngày, sản lượng trứng giảm mạnh. Trong vòng 1 – 2 tuần, tỷ lệ sản xuất trứng giảm từ 80% – 90% xuống dưới 10% và tốc độ sản xuất trứng dần hồi phục sau 30 ngày khi vịt khỏi bệnh.

4. Bệnh tích mổ khám

  - Vịt bệnh bị phù não, màng não có các điểm xuất huyết lan tràn với các kích cỡ khác nhau và mao mạch máu bị tắc nghẽn.

- Lách sưng to và sung huyết.

- Cơ tim thoái hoá, hoại tử vằn, trắng như luộc, tích dịch trong xoang ngực.

- Gan sưng to, nhạt màu hoặc có màu vàng, xoang bụng tích dịch màu vàng.

- Bong tróc dạ dày cơ, xuất huyết ở dạ dày tuyến. Niêm mạc ruột có xuất huyết lan tràn.

- Phù nề và xuất huyết or hoại tử tuyến tuỵ.

- Đối với vịt đẻ: Buồng trứng xuất huyết nghiêm trọng.Viêm buồng trứng và thoái hóa trứng non luôn xuất hiện kéo dài dai dẳng ở vịt mắc bệnh. Các nang trứng viêm, xuất huyết, hoại tử hoặc vỡ gây viêm phúc mạc. Ống dẫn trứng phù nề, xuất huyết.

5. Biện pháp phòng bệnh

Bệnh do Tembusu virus (BYD) chưa có vắc xin phòng bệnh lưu hành hành chính thức ở Việt Nam, vì vậy người chăn nuôi cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp An toàn sinh học  như vệ sinh, định kỳ sát trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

- Khi chưa có dịch:

+ Tuân thủ và thực hiện nghiêm ngặt chương trình vắc-xin phòng bệnh trên vịt đẻ.

+ Tăng cường trợ sức, trợ lực cho đàn vịt bằng các loại thuốc bổ trợ (Vitamin, khoáng chất…) và men tiêu hoá sống.

+ Khi thời tiết thay đổi cần chủ động điều trị dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn bằng kháng sinh, Glucose K.C, Vitamin C.

+ Phun sát trùng chuồng trại định kỳ 1 – 2 lần/tuần.

+ Phát quang bụi rậm, cây cỏ và khơi thông cống rãnh.

+ Diệt bọ gậy và định kỳ diệt ruồi muỗi trong và ngoài chuồng nuôi.

- Phòng bệnh bằng vắc-xin (Nếu có vắc-xin tiêm phòng):

+ Vịt con tiêm từ mũi 1 lúc 7 ngày tuổi, lặp lại mũi 2 lúc 21 ngày, ở vùng có dịch có thể tiêm sớm cho vịt từ 1 – 3 ngày tuổi.

+ Đối với vịt đẻ: Tiêm 01 mũi trước thời kỳ để bói 3 tuần và 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

- Khi có dịch bệnh sảy ra:

+ Cách ly ngay những vịt bị bệnh ra khỏi đàn.Những vịt bị chết do bệnh nên đốt hoặc chôn sâu với vôi bột để tránh phát tán mầm bệnh.

+ Nên tăng cường sát trùng chuồng trại (1- 2 ngày sát trùng một lần). Sát trùng trong chuồng lẫn bên ngoài chuồng. Sát trùng xe cộ, công nhân trước khi vào trại.

+ Khi đã xuất hết vịt cần dọn khô nền chuồng thật sạch sẽ, sau đó rửa bằng nước với xà phòng, để chuồng khô rồi mới phun thuốc sát trùng và để trống chuồng khoảng 1,5 – 2 tháng.

+ Những nơi đang bị dịch bệnh, phải ngưng nhập vịt giống và ngưng tái đàn.

6. Biện pháp điều trị:

- Tăng cường trợ sức trợ lực bằng thuốc bổ như: glucose K.C, vitamin, B.comlex, men tiêu hoá.

- Sử dụng kháng sinh điều trị các bệnh ghép (nếu có). Kết hợp giải độc gan, thận cho đàn vịt bệnh.

- Tiêm vắc xin chết Tembusu (Duck Tembusu Virus Vắc-xin) cho đàn vịt.

* Chú ý:

- Để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần tuân thủ việc chăn nuôi thịt theo phương thức “cùng vào cùng ra”. Không nên nuôi các loài gia cầm khác nhau trong cùng một trại.

- Khi dùng vắc xin để điều trị bệnh, nên kết hợp với thuốc kháng sinh để tiêm.

- Hiện nay, nguồn vắc xin phòng bệnh chưa được phép lưu hành chính thức ở Việt Nam mà chủ yếu theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc. Do đó khi mua vắc xin cần lưu ý về việc bảo quản để không làm hỏng vắc-xin. Đồng thời chỉ nên sử dụng vắc xin chết sẽ tránh được sự lưu hành của mầm bệnh gây bùng phát bệnh./.

Nguồn tin: BSTY: Lê Sỹ Thành - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18134


Các tin khác:
 Một số biện pháp để ngăn ngừa, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái phát. (22/10/2020)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề : “Phát triển cây ăn quả gắn với thị trường tiêu thụ” (13/10/2020)
 Kỹ thuật chăm sóc một số cây trồng vụ đông. (06/10/2020)
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa - cá ở huyện Nông Cống (05/10/2020)
 Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất lúa chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm”. (30/09/2020)
 Hiệu quả mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gán với tiêu thụ sản phẩm (22/09/2020)
 Tập huấn mô hình ngô nếp gắn với liên két tiêu thụ sản phẩm (14/09/2020)
 Thanh Hóa: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học (14/09/2020)
 Nuôi dê - Những điều cần biết. (07/09/2020)
 Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa giai đoạn làm đòng. (11/08/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang